Sinh vật lạ dưới đáy đại dương đang "tiêu thụ" 200 triệu tấn CO2 mỗi năm

Cẩm Mai |

Vi khuẩn sống dưới độ sâu hơn 4.000m ở Thái Bình Dương đang hấp thụ khoảng 10% carbon dioxide (CO2) mà đại dương lấy đi từ khí quyển mỗi năm.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra vi khuẩn sinh vật đáy đang hấp thụ một lượng lớn carbon dioxide và đồng hóa nó vào sinh khối của chúng bằng một quá trình chưa thể xác định, làm họ bất ngờ,

Sinh khối của chúng trở thành nguồn thức ăn thay thế tiềm năng cho sinh vật sống ở nơi biển sâu nhất – nơi chúng ta tưởng không có gì.

Sinh vật lạ dưới đáy đại dương đang tiêu thụ 200 triệu tấn CO2 mỗi năm - Ảnh 1.

Dưới đáy biển.

Các nhà nghiên cứu khẳng định vi khuẩn dưới đáy, chứ không phải động vật dưới đáy biển, có thể là sinh vật tiêu thụ chất thải hữu cơ trôi xuống đáy đại dương.

Để kiểm tra các quá trình tế bào của sinh vật đáy, nhóm nghiên cứu đã phân tích các mẫu trầm tích được lấy từ khu vực phía đông Thái Bình Dương giữa Hawaii và Mexico được gọi là Khu vực đứt gãy Clarion-Clipperton (CCFZ) - là hệ sinh thái dưới biển sâu hoàn toàn không có ánh sáng nhưng thấy nhấp nháy phát quang sinh học trong môi trường đáy biển đa dạng sinh học đáng ngạc nhiên.

Vi khuẩn ở đây tiêu thụ hầu hết chất thải hữu cơ chỉ trong 1 - 2 ngày. Kết quả, tiêu thụ khoảng 200 triệu tấn carbon dioxide được đưa vào sinh khối mỗi năm, khiến khu vực này trở thành một thành phần bất động tiềm năng quan trọng trong chu trình carbon dưới biển sâu.

"Chúng tôi đã tìm thấy hoạt động như nhau tại nhiều địa điểm nghiên cứu cách nhau hàng trăm km, vì vậy chúng tôi có thể giả định hoạt động này xảy ra dưới đáy biển ở phía đông CCFZ và có thể lan rộng ra toàn bộ CCFZ" – nhà nghiên cứu Sweetman nói.

Sinh vật lạ dưới đáy đại dương đang tiêu thụ 200 triệu tấn CO2 mỗi năm - Ảnh 2.

Cục đa kim nằm sâu 5.000m dưới biển Thái Bình Dương.

CCFZ không chỉ là nơi sinh sống của bọt biển, hải quỳ, tôm và bạch tuộc. Đáy bùn giống như đất sét được phủ lên hàng triệu cục đa kim to như củ khoai tây có chứa niken, mangan, đồng, kẽm, coban và các khoáng chất khác.

Đó là khu vực rất giàu khoáng sản đến nỗi Cơ quan Đáy biển Quốc tế đã ký 16 hợp đồng thăm dò cho các nhóm thực hiện khảo sát để khai thác đáy biển trong tương lai.

Giả sử kết quả có thể vượt ra ngoài CCFZ thì phát hiện này vẫn có ý nghĩa đối với việc khai thác khoáng sản ở khu vực này.

Nếu thực hiện khai thác khoáng sản trong CCFZ, nó sẽ làm xáo trộn đáng kể môi trường đáy biển. Chỉ cần làm 4 thí nghiệm tương tự như đã được tiến hành tại các khu vực sâu thẳm của đại dương; chúng ta sẽ biết nhiều hơn về sinh học đáy biển và sinh thái trước khi xem xét khai thác khu vực.

Nguồn bài và ảnh: IFL Science

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại