Singapore: "thánh địa mua sắm" một thời nay chìm trong ế ẩm đìu hiu

Đằng sau những cửa hàng mặt tiền sáng choang của đủ các thương hiệu thời trang đình đám tại Singapore là những khuôn mặt u buồn của các chủ hàng khi khách hàng đã không mặn mà gì với shopping nữa.

Với nhiều du khách, châu Á quả thật là một thiên đường mua sắm tràn ngập các thương hiệu thời trang nổi tiếng.

Từ những mặt hàng hiệu dành cho giới thượng lưu cho tới những khu phố mua sắm với giày Nike có giá chỉ hơn 400,000 đồng cho tới túi xách Chanel ngót nghét nửa triệu, bạn dường như không tài nào ngăn được dòng tiền của mình chảy vào túi các ông chủ thời trang tại lục địa đông dân nhất thế giới này.

Tuy nhiên, khi Bangkok, Kuala Lumpur hay thậm chí cả thành phố Hồ Chí Minh lao lên vun vút với những mặt hàng giá cả bình dân, phù hợp với đông đảo người mua sắm hơn thì Singapore đang lặn ngụp trong nỗi buồn của "nền công nghiệp shopping" u ám.

Thời kỳ hoàng kim của Singapore giờ đã đi về đâu?

Singapore: thánh địa mua sắm một thời nay chìm trong ế ẩm đìu hiu - Ảnh 1.

Khu vực Orchard Road tại Singapore tràn ngập những thương hiệu đình đám.

Dạo một vòng quanh khu vực Orchard Road, khu vực từng thu hút du khách với các trung tâm thương mại và các cửa hàng tiện dụng Nhật Bản như Takashimaya, bạn có thể cảm nhận được vẻ đìu hiu vắng vẻ của các cửa hàng thời trang.

Đằng sau những tấm kính sáng choang, khuôn mặt các nhân viên và ông chủ ủ rũ khi cả ngày chẳng có mấy khách. Họ ngồi mơ về thời điểm vài năm trước, khi mà doanh số bán hàng của họ đạt kỷ lục và tăng cao mỗi năm.

Đằng sau câu chuyện "tụt dốc" này là những lý do tất yếu, tưởng chừng như chỉ chờ thời điểm để đến. Và có lẽ, giờ là thời điểm thích hợp cho ngành công nghiệp shopping của Singapore nhìn lại.

Thời đại của shopping online

Người dân Singapore được xếp vào hạng hi-tech nhất châu Á, xét trên khía cạnh mua sắm. Thay vì phương pháp mua sắm truyền thống, nhiều người đã chuyển sang thói quen tiêu dùng qua internet.

Các nhà bán lẻ đang thay đổi với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử. Những trung tâm thương mại nên thay đổi để phù hợp với định hướng trong tương lai.

Thay vì chỉ tập trung vào thời trang và sản phẩm tiêu dùng, các trung tâm thương mại nên chuyển hướng và kết hợp với các khu ăn uống, vui chơi giải trí, dịch vụ và ngân hàng...

Singapore: thánh địa mua sắm một thời nay chìm trong ế ẩm đìu hiu - Ảnh 2.

Zalora, website mua sắm trực tuyến lớn tại Singapore.

Singapore không còn là mảnh đất màu mỡ cho các thương hiệu

Tưởng chừng như sự đìu hiu của các trung tâm thương mại chỉ là do khách hàng nhưng thực chất, các ông lớn của ngành thời trang cũng bắt đầu "chán" thị trường Singapore. Nhà phân phối của Marks & Spencer và Zara đã quyết định đóng cửa ít nhất 10 cửa hàng tại Singapore trong năm nay để chuyển hướng sang các thị trường giá rẻ hơn như Malaysia và Indoneisa.

Thương hiệu thời trang của New Look của Anh và Ceilo của Pháp cũng sẽ quyết định đóng cửa trong thời gian tới. Đại diện của New Look cho rằng, Singapore không còn nhiều tiềm năng như trước kia. Cửa hàng cuối cùng của thương hiệu này sẽ đóng cửa vào ngày 30/6.

Singapore: thánh địa mua sắm một thời nay chìm trong ế ẩm đìu hiu - Ảnh 3.

Một cửa hàng Marks and Spencer tại Singapore trong đợt giảm giá.

Du khách sụt giảm

Cũng như Hong Kong, Singapore chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự suy giảm nền kinh tế Trung quốc.

Khi các "đại gia" tới từ đại lục không còn vung tay chi tiền mạnh mẽ cho các hoạt động shopping, các trung tâm thương mại tại Singapore bị giáng một đòn mạnh và doanh số giảm rõ rệt.

Trong thế giới toàn cầu hóa, bạn có thể tìm được các thương hiệu nổi tiếng ở khắp mọi nơi. Điểm mấu chốt là những thứ khác biệt khiến các thành phố trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người tiêu dùng.

Tuy nhiên, với Singapore, điều đó vẫn chưa đáp ứng được trong thời điểm hiện tại.

Singapore: thánh địa mua sắm một thời nay chìm trong ế ẩm đìu hiu - Ảnh 4.

Khách du lịch Trung Quốc là mang lại nguồn thu khổng lồ cho Singapore.

Nền kinh tế trong nước giảm sút

Thực tế, ngay cả những khách hàng tiềm năng trong nước cũng không còn mặn mà với việc đi shopping tại các trung tâm thương mại lớn.

Tính đến tháng 3/2016, chỉ số giá tiêu dùng tại Singapore đã giảm 17 tháng liên tục. Đây là mức suy giảm cao kỷ lục trong lịch sử đất nước này.

Nếu nền kinh tế tiếp tục sụt giảm như vậy, người dân sẽ cắt bớt chi tiêu, đặc biệt trong các mặt hàng cao cấp.

Nhiều các trung tâm thương mại đã giảm giá cho thuê mặt bằng nhưng vẫn không có khách do sự ảm đạm của thị trường trong nhiều tháng qua.

Singapore: thánh địa mua sắm một thời nay chìm trong ế ẩm đìu hiu - Ảnh 5.

Người dân Singapore đã cắt giảm chi tiêu ở các mặt hàng xa xỉ và chuyển sang dần sản phẩm có giá bình dân hơn.

Số lượng các trung tâm thương mại tăng cao

Việc chính phủ Singapore quyết định tăng số lượng các trung tâm thương mại vào thời gian tới sẽ gia tăng áp lực lên giá thuê cũng như các khu "thương mại ma" với nhiều gian hàng trống.

Theo kế hoạch, Singapore sẽ tăng hơn 376,000m2 diện tích sàn cho không gian bán lẻ trong vòng 3 năm tới.

Singapore: thánh địa mua sắm một thời nay chìm trong ế ẩm đìu hiu - Ảnh 6.

Theo kế hoạch, chính phủ Singapore sẽ quyết định tăng diện tích các trung tâm thương mại lên trong vài năm tới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại