Sau 3 năm, "con giun đất" khổng lồ đã hoàn thành sứ mệnh trị giá hơn 3 tỷ đô tại Mỹ

Nguyễn Hằng |

Cỗ máy đào hầm lớn bậc nhất thế giới – Bertha mới đây hoàn thành dự án đường hầm 3,1 tỷ USD dài gần 3 km nằm dưới lòng thành phố Seattle, Mỹ sau hơn 3 năm thi công.

Cỗ máy Bertha đã khoan xuyên qua bức tường bê tông cuối cùng và hoàn thành dự án đường hầm 2 tầng dài gần 3 km (2.963 m).

SR 99 (đường hầm dưới lòng đất thông với đường cao tốc SR 99) nằm dưới trung tâm thành phố Seattle (Mỹ) trị giá hàng triệu USD nhằm thay thế cho cây cầu bị hư hỏng sau trận động đất năm 2001.

Sau 3 năm, con giun đất khổng lồ đã hoàn thành sứ mệnh trị giá hơn 3 tỷ đô tại Mỹ - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: AP

Dự án giao thông táo bạo này bắt đầu thi công vào 30/7/2013. Tuy nhiên do nhiều lần máy đào hầm Bertha bị trục trặc nên dự án liên tục bị trì hoãn.

Bertha gặp sự cố quá nhiệt vào tháng 12/2013 khi mới đào được hơn 300m đường hầm dưới khu trung tâm Seattle. Điều này đã gây nhiều tranh cãi gay gắt giữa Sở giao thông bang Washington (WSDOT) và nhà thầu chính Seattle Tunnel Partners (STP).

Sau 3 năm, con giun đất khổng lồ đã hoàn thành sứ mệnh trị giá hơn 3 tỷ đô tại Mỹ - Ảnh 2.

Bertha dài 99,3 m, đường kính 17,5 m, nặng 7.000 tấn, trong đó có 6.350 tấn thép và máy móc, nó được coi là "con giun đất" khổng lồ của giới đào hầm, khai khoáng. Nó là sản phẩm khổng lồ của công ty Hitachi Zosen của Nhật Bản, có công suất xoay và nâng 25.000 mã lực (18.600 kW), tốc độ di chuyển khoảng 10m mỗi ngày.

Hitachi Zosen là hãng chế tạo máy khoan hầm hàng đầu của Nhật Bản và đã cung cấp trên 1.200 máy khoan hầm các loại cho rất nhiều nước trên thế giới.

Xem video:

Cận cảnh làm việc của cỗ máy khổng lồ

Nguồn: USNews, Geekwire

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại