“Sa lầy” vào cuộc chiến ở Syria, Nga có thể phải nhận nhiều trái đắng?

Vũ Thu Hương |

Nếu Nga không thể mang đến hòa bình lâu dài hoặc không thể ít nhất giữ ổn định cho Syria và để tình trạng xảy ra các cuộc xung đột tiếp diễn thì nguy cơ từ việc mở rộng ảnh hưởng sẽ biến thành sự trả giá đắt làm hại nước Nga, giới phân tích nhận định.

Sau khi tham dự vào nội chiến Syria để giúp Tổng thống Syria Assad khỏi bị lật đổ, hỗ trợ quân sự để quốc gia Trung Đông chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố, Điện Kremlin ngày càng trở nên can dự nhiều vào cuộc chiến ở Syria và phải gánh lấy nhiều thách thức, giới phân tích cho hay.

Nếu Điện Kremlin không thể gìn giữ hòa bình lâu dài hoặc không thể ít nhất giữ ổn định cho đất nước vốn bị chiến tranh tàn phá và để tình trạng xảy ra các cuộc xung đột thì nguy cơ từ việc mở rộng ảnh hưởng sẽ biến thành sự trả giá đắt làm hại nước Nga .

Và một trong những thách thức lớn nhất mà Moscow phải đối mặt nếu Mỹ rút quân từ phía Đông Bắc Syria như tuyên bố của ông Trump sẽ là sự khó khăn trong việc ngăn chặn sự gia tăng các vụ đụng độ quân sự giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.

“Sa lầy” vào cuộc chiến ở Syria, Nga có thể phải nhận nhiều trái đắng? - Ảnh 1.

Tổng thống Syria Assad và Tổng thống Nga Putin

Sự khác nhau về lợi ích

Theo nhà phân tích Aron Lund, Nga đang cân bằng những lợi ích trái ngược ở Syria.

Điện Kremlin muốn khôi phục chính phủ trung ương và mở rộng thế lực của ông Assad ra khắp đất nước, bao gồm cả khu vực Đông Bắc do người Kurd kiểm soát và một phần lãnh thổ từ Afrin tới al-Bab ở Tây Bắc hiện thuộc quyền kiểm soát của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh người Hồi giáo Sunni.

Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO mà Moscow dung dưỡng mang những lợi ích riêng khi tham chiến ở Syria.

Hiện Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa tràn qua bờ Đông sông Euphrates để tấn công lực lượng người Kurd ở Syria. Ankara cũng không có dấu hiệu sẵn sàng từ bỏ vị trí ở phía Nam rộng lớn ở Syria giáp biên giới nước này hay thay đổi thái độ thù địch với lực lượng người Kurd Syria.

Các nhà ngoại giao phương Tây ở thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ cho biết giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đang ve vuốt Moscow để cho phép chiến đấu cơ của Ankara sử dụng không phận Syria khi Mỹ rút khỏi phía Đông Bắc.

"Thổ Nhĩ Kỳ không bao giờ thừa nhận kế hoạch của mình ở khu vực này và cũng không tỏ ra muốn từ bỏ các khu vực Afrin và al-Bad và củng cố quyền lực ở Idlib", ông Lund cho hay.

"Việc kéo thành viên NATO là Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi Mỹ là mục tiêu mang ý nghĩa địa chính trị lớn của Nga. Mong muốn của Tổng thống Putin nhằm lôi kéo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan có thể dẫn tới việc mong muốn của ông Assad trong việc nắm lấy các khu vực rìa biên giới hiện đang do người Thổ kiểm soát – gặp khó khăn", nhà phân tích nhận định.

Ông Erdogan không bao giờ đưa ra một yêu sách rõ ràng ở vùng Tây Bắc Syria nhưng ông khẳng định lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh người Sunni sẽ vẫn ở đây cho đến khi Syria tiến hành bầu cử.

Diễn biến gay cấn

Vấn đề là liệu Tổng thống Assad sẽ tiếp tục kiên nhẫn im lặng. Và nếu ông Assad che chở cho lực lượng người Kurd Syria khỏi những cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan sẽ phản ứng ra sao?

Vào hôm thứ Ba tuần trước, ông Erdogan nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc xây dựng quân đội vững mạnh. Trong một cuộc điện đàm được truyền hình tới tư lệnh quân đội, người đứng đầu nước Thổ Nhĩ Kỳ cam kết sẽ đè bẹp những kẻ thù cuả Ankara, đó là người Kurd và phiến quân IS.

Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhấn mạnh tham vọng giữ lại các vùng đất Syria hiện đang do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát. Điều này không chỉ gây lo ngại cho Damascus mà còn gây khó chịu cho một đồng minh khác của ông Assad là Iran.

Dung hòa các lợi ích và yêu cầu của cả Damascus và Ankara trong khi tìm cách "thỏa mãn" Tehran sẽ là một thách thức lớn cho Tổng thống Putin. Nhà lãnh đạo Nga cũng đang nỗ lực ngăn chặn một cuộc xung đột giữa Israel – một đồng minh khác của phương Tây nhưng có quan hệ tốt với Nga, với Iran ở miền Nam và Tây đất nước.

Quyền lực của Moscow

"Việc Moscow cho phép Ankara sử dụng không phận của Syria khiến Nga kiểm soát tốc độ và thời hạn các hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ bên trong Syria", Metin Gurcan, một nhà phân tích quân sự người Thổ Nhĩ Kỳ nhận định.

Moscow đã kiểm soát được tình hình tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ tại Afrin, dừng các hoạt động quân sự trên không của Ankara trong một tuần, cho phép người Kurd rút khỏi thị trấn biên giới mà không bị tấn công, ông Metin Gurcan cho biết thêm.

"Thổ Nhĩ Kỳ có dám sử dụng không phận ở phía Đông Bắc Syria bất chấp Nga không? Câu trả lời là không", ông Gurcan cho hay.

Là một nước trung gian quyền lực trong khu vực, Nga đang đứng trước các kiểm nghiệm về khả năng xoay xở trong một điểm nóng bạo lực của thế giới. Nếu không cẩn thận, Moscow có thể sẽ bị mắc kẹt trong "vũng lầy", giới phân tích cho hay.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại