Rồng biết bay và phun lửa: Truyền thuyết hay loài vật có thật?

Hà Thu |

Hãy xem khoa học nói gì về câu chuyện này.

Rồng là loài sinh vật mà từ trước tới nay con người chỉ có thể được chiêm ngưỡng trong phim ảnh và các câu chuyện thần thoại. Tuy nhiên, câu hỏi liệu loài vật này có thật hay không vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.

Rồng thường được miêu tả và một loài bò sát to lớn, biết bay và có thể phun ra lửa. Nếu so sánh trong tự nhiên thì chúng gần giống thằn lằn và có cánh.

Tuy nhiên chưa có bằng chứng nào chứng minh chúng có khả năng thở ra lửa như trong truyền thuyết. Và hãy xem khoa học nói gì về câu chuyện này.

Những sinh vật to lớn biết bay trong quá khứ

Các nhà khoa học đã khẳng định các loài chim hiện đại ngày nay có tổ tiên là những loài khủng long biết bay, thế nên chuyện rồng (nếu có thật) biết bay cũng không có gì đáng tranh cãi. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng có đủ lớn để đe dọa cả con người và các loài động vật khác như trong phim ảnh hay không?

Rồng biết bay và phun lửa: Truyền thuyết hay loài vật có thật? - Ảnh 1.

Quetzlcoatlus - sinh vật biết bay to lớn nhất lịch sử

Câu trả lời là có. Loài thằn lằn có tên khoa học là Quetzlcoatlus là một trong những loài sinh vật biết bay to lớn nhất từng được ghi nhận. Kích thước của con nhỏ nhất cũng có thể lên đến 11m chiều ngang khi sải cánh, và cân nặng có thể đến 200 – 250kg, có nghĩa là nặng tương đương với một con hổ.

Với kích thước khổng lồ như vậy, không có ghi ngờ gì về việc nó có thể dễ dàng hạ gục một người khỏe mạnh, hay săn bắt các loài sinh vật to lớn khác ở trên cạn.

Những con "rồng" tí hon thời hiện đại

Trong khi những con rồng (hay khủng long) thời cổ đại có kích thước khổng lồ thì sinh vật hiện đại giống rồng nhất chỉ ăn côn trùng hoặc chim và các động vật có vú nhỏ. Đó là loài thằn lằn Draco thuộc họ Agamidae.

Rồng biết bay và phun lửa: Truyền thuyết hay loài vật có thật? - Ảnh 2.

Đây là một loài thằn lằn nhỏ biết bay. Chúng có thể "lượn" một khoảng cách dài đến 60m bằng cách làm phẳng tay chân và mở rộng cánh để đập. Chúng sử dụng đuôi và cổ để ổn định và kiểm soát thăng bằng.

Sinh vật này xuất hiện nhiều ở vùng Nam Á, và con lớn nhất chỉ dài đến 20cm nên nhìn chung không gây hại cho con người.

Những con rồng bay không cần cánh

Tại Châu Á, một sinh vật khác dễ làm chúng ta liên tưởng đến rồng là loài rắn. Hầu hết mọi người nghĩ rằng rắn là loài sống trên cạn, nhưng thực tế một số loài có khả năng lướt trên không khí.

Chính xác hơn là chúng quăng mình lên không trung, và điều này làm chúng nhìn giống như đang bay vậy.

Rồng biết bay và phun lửa: Truyền thuyết hay loài vật có thật? - Ảnh 3.

Điều bất ngờ là những con rắn này thậm chí có thể "bay" trong không khí với khoảng cách lên đến 100m bằng cách san phẳng cơ thể và tự xoắn để di chuyển nhanh và dễ dàng hơn.

Vậy rồng phun lửa có tồn tại không?

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa khám phá ra loài động vật nào có thể phun lửa. Tuy nhiên điều này không phải là bất khả thi.

Loài bọ thả bom (bombardier beetle) tích trữ hydroquynones và hydrogen peroxide trong cơ thể và phun ra khi cảm thấy cần tự vệ.

Những chất này khi thoát ra bên ngoài sẽ xảy ra phản ứng hóa học với không khí, trở nên nóng sôi và khiến các loài săn mồi tránh xa.

Rồng biết bay và phun lửa: Truyền thuyết hay loài vật có thật? - Ảnh 5.

Bọ thả bom (bombardier beetle)

Điều này là một bằng chứng rõ ràng cho thấy các loài động vật hoàn toàn có thể tích trữ những hợp chất gây cháy trong cơ thể và sử dụng chúng nếu cần. Do vậy, mặc dù chưa có bằng chứng về sự tồn tại của loài rồng phun ra lửa, nhưng điều này không có nghĩa là chúng không thể tồn tại.

Chỉ là con người chưa thể tìm ra chúng thôi.

Tham khảo: The ThoughtCo

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại