Ukraine đòi nợ Mỹ vũ khí chứ không ngửa tay xin xỏ

Anh Tú |

Trong những ngày qua, chủ đề Mỹ có cấp vũ khí cho Ukraine hay không khiến dư luận quan tâm. Trang Quad City Times của Mỹ đăng một bài viết cho rằng Mỹ phải có trách nhiệm trả nợ vũ khí cho Ukraine và Ukraine đòi nợ Mỹ vũ khí chứ không phải xin.

Quad City Times nêu một ý là vào năm 2005, khi đó ông Barrack Obama còn là nghị sĩ của đảng Dân chủ đã đi theo chân ông Duck Lugar, nghị sĩ của đảng Cộng hòa (khi đó đang cầm quyền) đến Ukraine để giám sát việc tiêu hủy vũ khí (với ngân sách do Mỹ tài trợ).

Thời đấy, Obama chưa có tiếng tăm mấy nên khi sang Ukraine thì chỉ là phó sứ còn chánh sứ là Lugar. Khi Tổng thống Ukraine Yushchenko bắt tay người Mỹ thì bắt tay Lugar trước rồi mới bắt tay Obama. .

Tờ báo này còn nhắc hồi đầu thập niên 90, Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Tổng thống Nga Boris Yeltsin và thủ tướng Anh John Mayor đã ký thỏa thuận đảm bảo an ninh cho Ukraine để đổi lại việc đảm báo an ninh cho nước này.

Quad City Times cho rằng nếu nước Mỹ không thuyết phục Ukraine từ bỏ các vũ khí hạt nhân và thông thường, Nga sẽ không bao giờ sát nhập được Crimea cũng như đưa quân đội, xe tăng và pháo vào Ukraine.

Về chuyện Nga sát nhập Crimea hay có đưa quân vào miền đông Ukraine hay không thì vẫn là vấn đề tranh cãi vì Nga luôn bác bỏ chuyện này.

Tuy nhiên, một điều chắc chắn là Obama có đi giám sát việc phá hủy vũ khí tại Ukraine năm 2005.

Phó sứ Obama và chánh sứ Lugar đi thanh sát việc phá hủy vũ khí năm 2005

Phó sứ Obama và chánh sứ Lugar đi thanh sát việc phá hủy vũ khí năm 2005

Trang web của ông Lugar (nghị sĩ đi cùng Obama khi ấy) vẫn còn ghi: Lugar và Obama thị sát Nhà máy sản xuất hóa chất Donetsk, một cơ sở tiêu hủy vũ khí thông thường.

Mỹ đã dẫn đầu trong một chương trình kéo ba năm để phá hủy các loại vũ khí. 117.000 tấn đạn dược và 1,1 triệu vũ khí cá nhân dự kiến sẽ bị phá hủy trong vòng 12 năm.

Cho đến nay, Mỹ đã đóng góp 2,1 triệu USD cho dự án, và Áo, Bulgaria, Luxembourg, Lít-va, Hà Lan, Na Uy, Slovakia, Thụy Sĩ, và Vương quốc Anh đã đóng góp 1,2 triệu USD.

Lugar và Obama thảo luận vấn đề này với chủ tịch quốc hội Volodymyr Lytvyn, Thủ tướng Yuliya Tymoshenko và Tổng thống Viktor Yushchenko.

Cả ba nhà lãnh đạo cho biết họ sẽ thúc đẩy hành động trước khi tiến hành cuộc bầu cử quốc hội tháng 3 năm 2006.

"Chúng tôi đã thảo luận việc phá hủy mìn, vật liệu nổ nguy hiểm khác. Ukraine có kho dự trữ khổng lồ còn sót lại từ thời trước, đó là mối nguy hiểm cho người dân của đất nước này cũng như các nước khác", Lugar nói.

Chính quyền Yushchenko trước đây vì trót nghe theo Mỹ phá hủy vũ khí nên quân đội trong tình trạng trang bị yếu kém.

Hồi tháng 10, sau khi đắc cử tổng thống Ukraine thì ông Petro Poroshenko đã sang Mỹ xin viện trợ vũ khí sát thương nhưng bị người cũ là ông Obama từ chối.

Đó là lý do vì sao Quad City Times nói Ukraine đòi nợ Mỹ vũ khí và Mỹ cần có trách nhiệm trả nợ.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại