Hành trình cuối cùng trong mưa và nước mắt của ông Lý Quang Diệu

My Lan - Trang Anh - Đức Huy |

Nhiều nguyên thủ quốc gia và hàng triệu người dân đã đến đưa tiễn cố thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu về nơi an nghỉ cuối cùng.

(Thời gian trong bài: Giờ Việt Nam)

Tang lễ được tổ chức riêng tư trong phạm vi gia quyến ông Lý Quang Diệu và những bạn bè thân thiết đã diễn ra tại đài hoả táng Mandai lúc 5 giờ chiều (theo giờ địa phương).

Từ 7 giờ tối, các tuyến đường bị chặn trong thời gian tổ chức tang lễ cấp nhà nước được mở trở lại, mọi hoạt động ở Singapore cũng quay về quỹ đạo bình thường.

Nhưng cũng từ nay, quốc đảo này đã mãi mãi mất đi người cha của dân tộc, người đã cống hiến cả cuộc đời mình để xây dựng nên đất nước Singapore giàu mạnh.

Cập nhật 18h08: Người Singapore ở nước ngoài cùng nhau tụ họp lại để hướng về quê hương, thành kính theo dõi truyền hình trực tiếp cuộc hành trình đưa tiễn ông Lý Quang Diệu về nơi an nghỉ cuối cùng.

Người Singpore ở Đại sứ quán tại Manila, Philiipines mặc niệm cố thủ tướn Lý Quang Diệu.

Người Singapore ở Đại sứ quán tại Manila, Philippines mặc niệm cố thủ tướng Lý Quang Diệu.

Người Singapore ở Seoul (Hàn Quốc)

Người Singapore ở Seoul (Hàn Quốc)

Người Singapore ở Kuala Lumpur, Malaysia

Người Singapore ở Kuala Lumpur, Malaysia

Cập nhật 17h06: Xe kéo pháo chở linh cữu ông Lý Quang Diệu đã đến gần đài hỏa táng Mandai. Trên đường đi, dòng người xếp hàng dài vô tận tiễn đưa "quốc phụ" của Singapore.

Xe linh cữu đi đến đâu, người dân hai bên đường đồng thanh hô vang: "Lý Quang Diệu, Lý Quang Diệu"...

Trên Facebook của kênh Channel News Asia, bên dưới những bức ảnh đoàn xe tang lễ mới được đăng lên vài phút trước là rất nhiều bình luận với nội dung: "Vĩnh biệt", "Xin cảm ơn ngài, Lý Quang Diệu"...

Video: Đoàn xe linh cữu đi giữa tiếng hô dậy đất "Lý Quang Diệu, Lý Quang Diệu"...

 

Đoàn xe đưa linh cữu ông Lý Quang Diệu đến đài hỏa táng

Đoàn xe đưa linh cữu ông Lý Quang Diệu đến đài hỏa táng

Cập nhật 16h39: Dòng người xếp hàng dứng dọc 2 bên đường dẫn tới đài hỏa táng Mandai. Tại đây, nghi lễ tiễn biệt cuối cùng sẽ được tổ chức riêng tư trong phạm vi thân quyến cố Thủ tướng Lý Quang Diệu.

Cập nhât 16h30: "Với tôi, một phút mặc niệm ấy thật xúc động biết mấy. Ngay cả khi tôi không phải là người Singapore, tôi cũng cảm thấy như sắp khóc", Lu Ying, 39 tuổi, người Trung Quốc đã sống ở Singapore 13 năm, chia sẻ.

Cập nhật 15h56: Người dân Singapore tại nhiều nơi trên quốc đảo này, không ai bảo ai, cùng cúi đầu tưởng nhớ cố Thủ tướng đáng kính.

 

 

 

Cập nhật 15h50: Các quan chức Singapore, các nhà lãnh đạo nước ngoài cùng gia quyến ông Lý Quang Diệu đã đứng lên, dành một phút mặc niệm cho cố Thủ tướng.

Cập nhật 15h45: Sau 10 bài diễn văn với những hồi tưởng đầy xúc động, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đặt vòng hoa và cúi đầu trước linh cữu cha. 

Cập nhật 15h40: Ông Lý Hiển Dương, con trai út của ông Lý Quang Diệu, thay mặt gia đình đọc điếu văn:

"Tôi sinh năm 1957. Trong trí nhớ của tôi, cha là người của công chúng. Khi còn nhỏ, tôi chỉ mơ hồ biết rằng cha mình là người nắm nhiều quyền lực, hoặc một VIP. Trong phần lớn tuổi thơ của tôi, cha luôn vùi đầu vào công việc.

Tháng 9/1988, ông đưa cho tôi và Fern cuốn hồi ký của ông "Câu chuyện của Singapore".

Tôi thấy một chút tiếc nuối trong lời nhắn gửi ông viết cho chúng tôi: "Gửi Dương và Fern, các con đã lớn lên trong lúc ta cứ đi quanh quanh khắp như ta miêu tả trong cuốn sách này". 

Xin hãy đón nhận lời cám ơn, tuy không đủ đầy, nhưng sâu sắc và chân thành của chúng tôi.

Chúng tôi biết rằng mất mát của mình cũng là mất mát của các bạn, và rằng mất mát đó thực sự rất đau đớn.

Chúng tôi thật bé nhỏ trước rất nhiều những người tới để bày tỏ tình cảm, sự kính trọng và lòng biết ơn đối với người cha phi thường của chúng tôi, người cha của Singapore"

Cập nhật 15h38: Hàng triệu người dân Singapore đã tới các điểm tưởng niệm ông Lý Quang Diệu để theo dõi truyền hình trực tiếp lễ tang của ông.

Cập nhật 15h37: Ông Leong Chun Loong, người đứng đầu cụm dân cư Tanjong Pagar suốt 39 năm, chia sẻ trong điếu văn:

"Nhớ lại hồi xưa, chúng tôi thường bắt đầu đón tết Âm Lịch bằng cách đốt pháo, rồi sau đó là hát Quốc ca. Một lần, pháo đã không nổ. Người dẫn chương trình đã hơi mất kiên nhẫn và quyết định sẽ bắt đầu hát Quốc ca.

Ngay khi Quốc ca vang lên, pháo bất ngờ nổ vang. Khi ấy chúng tôi nghĩ điều đó thật thú vị, nhưng ông Lý thì chẳng hề bất ngờ.

Sau đó, ông nói với chúng tôi: "Nếu ngay cả việc đó mà chúng ta cũng không làm cho đúng, thì làm sao chúng ta có thể điều hành đất nước?".

Sự việc này đã cho chúng tôi thấy ông ấy nghiêm túc cỡ nào với tất cả các vấn đề có liên quan tới Singapore và ông ấy luôn hi vọng chúng tôi làm tốt nhất".

Cập nhật 15h28: Cựu Bộ trưởng cấp cao State Sidek Sanif, phát biểu:

"Năm 1979, khi tôi cùng Bộ trưởng tài chính khi đó là Hon Sui Sen đến Trung Quốc, ông Lý đã hỏi liệu tôi có thể chịu được mùa đông lạnh giá ở đó không: "Ông có áo khoác chưa?".

Tôi nói rằng tôi sẽ mua một chiếc. "Không, đừng lãng phí tiền bạc"  - Ông nói - "Ahmad Mattar có một chiếc áo khoác còn tốt. Hãy mượn của ông ấy.

"Thế còn giày cao để đi bộ thì sao?", ông Lý lại hỏi.

Tôi nói tôi không có, nhưng sẽ mua một đôi. "Không, đừng lãng phí tiền bạc. Hãy mượn Tác Đống!".

Và sau đó, tôi tới Trung Quốc với một chiếc áo đi mượn, một đôi giày đi mượn.

Ông Lý luôn tiết kiệm cả trong đời sống riêng lẫn việc quốc gia. Và ông ấy luôn nói là làm".

Cập nhật 14h41: Trong điếu văn của mình, Tổng thống Singapore Tony Tan nhớ lại:

"Hai năm trước, tôi xin được tới thăm hỏi sức khỏe ông. Vì tôn trọng ông, cũng là vì sức khỏe ông ngày càng yếu, tôi dự định sẽ tới tận văn phòng ông để gặp ông. Nhưng ông Lý cương quyết rằng ông ấy nên tới văn phòng của tôi.

Ông ấy phải cố gắng rất nhiều để tới đó. Nhưng ông vẫn làm vì sự tôn trọng với Tổng thống.

Việc này còn hơn cả vấn đề về nghi lễ. Với tôi, nó thể hiện sự kính trọng của ông ấy với Hiến pháp của chúng tôi, với các thể chế ở quốc gia chúng tôi.

Và mặc dù ông ấy chính là người đứng đầu quá trình tạo ra các thể chế đó, ông ấy biết rằng nó mạnh hơn bất cứ một ai khác.

Người ta thường nói người Singapore chúng tôi sống thực tế. Đúng, chúng tôi như vậy đó. Nhưng về cơ bản, chúng tôi là một quốc gia được xây dựng dựa trên những lý tưởng".

"Tuần vừa rồi, người dân Singapore từ tất cả các tầng lớp xã hội đã cùng tụ họp lại, tất cả đều thương tiếc cho sự ra đi của ông Lý. Rất nhiều người Singapore đã xếp hàng rất kiên nhẫn vài giờ đồng hồ để tỏ lòng thành kính...

Rất nhiều cá nhân và các doanh nghiệp đã cung cấp nước uống, nơi nghỉ chân cho những người đứng xếp hàng, giúp đỡ những đồng bào mình.

Điều này hẳn sẽ khiến ông Lý tự hào lắm. Đó chính là điều mà ông ấy đã dành cả cuộc đời mình để thực hiện - xây dựng một dân tộc thống hất, mọi người đều tôn trọng và quan tâm lẫn nhau".

Cập nhật 13h52: Trong lúc đọc điếu văn, Thủ tướng Lý Hiển Long đã phải dừng lại vài lần để trấn tĩnh và ngăn dòng lệ rơi. Bên dưới hội trường, rất nhiều người bật khóc.

Ông Lý Hiển Long nói: "Tất cả chúng ta đều đã mất đi một người cha..."

Một số trích đoạn xúc động khác trong điếu văn Thủ tướng Lý Hiển Long đọc trong lễ tang ông Lý Quang Diệu:

"Từ đống tro tàn sau ngày tách khỏi Malaysia, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã dựng nên Singapore của ngày hôm nay".

"Ngày 9/8 năm nay đánh dấu 50 năm ngày Singapore giành được độc lập. Chúng ta đều đã hi vọng ông có thể cùng chia sẻ cột mốc vô cùng trọng đại ấy. Nhưng tiếc thay..."

"Thủ tướng Lý Quang Diệu đã dựng nên Singapore. Những ai đến Singapore hỏi tượng đài Lý Quang Diệu ở đâu, người Singapore có thể tự hào đáp lại: Hãy nhìn mọi thứ xung quanh bạn."

Cập nhật 13h20: Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đọc điếu văn tiễn đưa cha về nơi an nghỉ cuối cùng:

Cập nhật 13h05: Lãnh đạo các nước tới dự lễ tang cố Thủ tướng Lý Quang Diệu:

Hội trường tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS), nơi lễ tang của ông Lý Quang Diệu được cử hành.

Hội trường tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS), nơi lễ tang của ông Lý Quang Diệu được cử hành.

Cập nhật 12h55: Tổng cục trưởng Công vụ Peter Ong chủ trì tang lễ. 10 quan chức cấp cao Singapore như Thủ tướng Lý Quang Diệu, Tổng thống Tony Tan Keng Yam..., và những người thân thiết với ông, sẽ đọc điếu văn đưa tiễn cố Thủ tướng. 

Cập nhật 12h50: Linh xa tới Trung tâm Văn hóa của Đại học Quốc gia Singapore, nơi tang lễ ông Lý Quang Diệu sẽ diễn ra 14h - 17h15 (theo giờ địa phương).

Cập nhật 12h47: Tại Clementi, một chiếc ô tô đã cố tình dừng lại giữa đường, phía bên không bị chặn. Cảnh sát giao thông đã phải tới yêu cầu tài xế ngay lập tức di chuyển. 

Cập nhật 12h46: Người dân hát vang bài "Chúng tôi là người Singapore" khi đoàn xe đi qua Buona Vista.

Cập nhật 12h34: Khi linh xa đi qua Queensway, một người đàn ông đã cụp chiếc ô che mưa của mình xuống: "Chẳng sao nếu bị ướt vì ông Lý Quang Diệu".

Cập nhật 12h30: Bà Sandy Ng, 36, cư dân ở Pinnacle đã khóc khi linh xa đi qua. Bà đã ở đó với 9 thành viên khác trong gia đình của mình. "Tôi rất buồn. Đây là một sự mất mát đau đớn. Tiếc nuối lớn nhất của tôi là chưa bao giờ được gặp ông ấy bằng xương bằng thịt".

Cập nhật 12h23: Linh xa đi qua khu Jalan Bukit Merah. Người dân Singapore bên vệ đường đồng thanh hô vang "Lee Kuan Yew" (Lý Quang Diệu) khi linh cữu cố Thủ tướng Singapore được diễu qua nơi họ đứng.

Cập nhật 12h12: Linh xa đi qua Tanjong Pagar

Cập nhật 11h56: 21 loạt phát đại bác đã được bắn đi ở Padang trong tang lễ ông Lý Quang Diệu.

21 loạt đại bác là một nghi lễ cao cấp dành riêng để chào đón hoặc tưởng niệm các lãnh đạo cấp nguyên thủ quốc gia. Nghi lễ này có xuất xứ tại Anh vào thế kỉ 17.

Thời đó, khi đại diện một quốc gia cập cảng nước khác, tàu chở sứ giả sẽ bắn 7 loạt đại bác lên trời để thể hiện lòng thành kính. Và sau mỗi phát đại bác được bắn từ tàu thì phía nước chủ nhà sẽ bắn 3 phát đại bác chào mừng, qua đó dẫn đến con số 21, tức tổng số loạt đạn được bắn trong nghi lễ.

Sau này, nghi lễ 21 loạt đại bác còn được sử dụng trong các dịp lễ trọng đại, cũng như để tưởng nhớ lãnh đạo cấp nguyên thủ quốc gia ở một số nước từng là thuộc địa của Anh, trong đó có Singapore. 

The procession is turning into Parliament Place. The first round of a 21-gun salute will soon be fired from four ceremonial howitzers on the Padang.
The 21-gun salute is an honour is usually reserved only for sitting Heads of
State. Special permission was granted.

 Video: Đại bác rền vang tiễn biệt ông Lý Quang Diệu

Cập nhật 11h53:

Cập nhật 11h44: Linh xa khởi hành đưa linh cữu ông Lý Quang Diệu tới Trung tâm Văn hoá, Đại học Quốc gia Singapore.

 Cập nhật 11h38:

Cập nhật 12h34: 8 sĩ quan quân đội, không quân, hải quân và cảnh sát nâng linh cữu ông Lý Quang Diệu ra linh xa. 

Cập nhật 11h29: Tiêu binh bên ngoài toà nhà Quốc hội

Cập nhật 11h18: Quan khách đã bắt đầu tới hội trường Trung tâm văn hoá thuộc Đại học Quốc gia Singapore, nơi cử hành tang lễ chính thức của ông Lý Quang Diệu.

Cập nhật 11h08: Thủ tướng Singapore đương nhiệm Lý Hiển Long, con trai ông Lý Quang Diệu, tới toà nhà Quốc hội.

Cập nhật 11h: Hành trình linh xa đưa linh cữu ông Lý Quang Diệu từ toà nhà Quốc hội tới nơi cử hành tang lễ. (Nguồn: Channel News Asia)

Hành trình xe linh xa đưa linh cữu ông Lý Quang Diệu từ toà nhà Quốc hội tới nơi của hàng tang lễ.

Cập nhật 10h51: Bất chấp trời mưa gió, người dân Singapore vẫn xếp thành hàng dài, đứng dọc đường linh xa đi qua để đưa tiễn cố Thủ tướng Singpore Lý Quang Diệu. Nhiều người thậm chí đã tới từ tờ mờ sáng.

Đám tang ông Lý Quang Diệu

 

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại