Tổng thống Ai Cập bị lật đổ - cơ hội vàng của Obama?

Hôm 3/7, Quân đội Ai Cập tuyên bố đã lật đổ Tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi và công bố sẽ thực hiện quá trình chuyển đổi chính trị. Theo hãng tin Reuters, sự việc này có thể sẽ là cơ hội thứ hai cho Tổng thống Obama tại Ai Cập.

Hôm 3/7, trong cuộc họp với những trợ lý an ninh quốc gia hàng đầu để xác định xem nên phản ứng thế nào với việc tiếp quản quân sự ở Ai Cập, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có một sự lựa chọn khó khăn.

Một là cáo buộc những gì đã diễn ra ở Ai Cập là một cuộc đảo chính chống lại một tổng thống được bầu cử hợp pháp ở Cairo và sẽ ngừng viện trợ cho Ai Cập. Hai là, coi sự việc trên là một động thái thể hiện sự bất mãn với chính phủ do Anh em Hồi giáo kiểm soát.

Tổng thống Ai Cập bị lật đổ - cơ hội vàng của Obama?
Tổng thống Barack Obama họp với các thành viên của đội an ninh quốc gia để thảo luận về tình hình tại Ai Cập hôm 03/7/2013.

Giải pháp an toàn

Nhưng ông Obama đã lựa chọn giải pháp trung hòa bằng cách kêu gọi Ai Cập nhanh chóng quay trở lại chính phủ dân sự và ra lệnh xem xét lại viện trợ của Mỹ. Quyết định này đã phản ảnh sự e ngại rằng nếu công khai đứng về phía nào đó có thể khiến bạo lực bùng phát khi các chiến binh lấy cớ sự can thiệp của Mỹ để hành động và đây cũng là một phản ứng cân bằng cần thiết nhằm duy trì sự linh hoạt trong ngoại giao.

Hơn thế nữa quyết định này cũng thể hiện cách tiếp cận của ông Obama đối với Mùa xuân Ả Rập: Theo dõi cẩn thận và không mang theo một cây gậy lớn.

Phong cách ngoại giao an toàn của Tổng thống Obama đã cho phép ông ngăn chặn việc đưa thêm quân đội Mỹ vào vòng nguy hiểm. Nó cũng khiến ông tránh được những lời chỉ trích rằng ông đã ‘đổ thêm dầu’ vào những suy yếu trong khu vực này hay can thiệp quá muộn vào những sự kiện có tính quan trọng và giảm truyền thống ảnh hưởng tới Trung Đông của Washington.

Tổng thống Ai Cập bị lật đổ - cơ hội vàng của Obama?
Tổng thống bị lật đổ Morsi

Những tiết lộ của cựu điệp viên Edward Snowden về các chương giám sát bí mật của Mỹ đối với  công dân Mỹ và Chính phủ các nước, trong đó có cả những nước đồng minh gần gũi đang làm tổn thương hình ảnh của Mỹ trong thời gian gần đây.

Hôm 4/7, Nhà Trắng thông báo, Trợ lý an ninh quốc gia của Tổng thống Obama đã ép quan chức Ai Cập hành động nhanh chóng để tiến tới một chính phủ dân chủ sau khi quân đội lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi.

Một tuyên bố Nhà Trắng cho biết:"Các thành viên của đội ngũ an ninh quốc gia của tổng thống đã liên lạc với các quan chức Ai Cập và các đối tác khu vực của chúng tôi để truyền đạt tầm quan trọng của việc quay trở lại nhanh chóng và có trách nhiệm một chính phủ dân sự có toàn quyền được bầu cử dân chủ càng sớm càng tốt”.

Theo hãng tin Reuters, không còn nghi ngờ gì nữa về việc chính quyền Obam đang xoay trục sang Châu Á-Thái Bình Dương và bận rộn với các sự kiện ở Mỳ từ việc ‘đại tu’ luật nhập cảnh đến mở rộng dịch vụ chăm sóc y tế.

Và các quan chức Nhà Trắng luôn phản ánh lập trường của ông chủ của họ, thường xuyên nói về những hạn chế trong khả năng của Mỹ nhằm định hình các cuộc cách mạng Ả Rập ở Bắc Phi, Syria và Yemen .

Cơ hội thứ hai?

Việc Tổng thống Morsi bị lật đổ ở Ai Cập có thể đang cung cấp cơ hội thứ hai cho Obama. Trước đó, ông Obama đã rút sự ủng hộ ông Hosni Mubarak trước khi ông bị lật đổ vào năm 2011.

Ví dụ, với cơ hội này, ông Obama có thể tăng viện trợ phi quân sự cho Ai Cập mà hiện nay mới chỉ chiếm khoảng 250 triệu USD trong tổng số 1,5 tỷ USD mà Mỹ viện trợ cho Cairo hàng năm, và cử các phái viên đến để cố vấn về quá trình chuyển đổi sang chính phủ dân sự.

Tuy nhiên, đến mức độ nào để người Ai Cập lắng nghe Mỹ vẫn còn là một câu hỏi mở.

Ông Jon Alterman, giám đốc chương trình Trung Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nghĩ rằng: "Với tình hình Ai Cập bây giờ thì thật khó cho Hoa Kỳ có thể can thiệp. Khả năng sẵn sàng lắng nghe tiếng nói bên ngoài là rất khó”.

Trước khi Tổng thống Morsi bị lật đổ, các quan chức Mỹ đã nhận thức được rằng vấn đề ở Ai Cập rất nghiêm trọng khi nhìn vào số lượng ngày càng tăng của những người biểu tình phản đối chính phủ của ông Morsi. Washington đã thất vọng khi nhà lãnh đạo này dường như không thể đưa ra những quyết định về chính trị và kinh tế.

Vào thời điểm đó, một số nhà phân tích còn cho rằng liệu các quan chức Mỹ có nên kêu gọi gặp gỡ với Anh em Hồi giáo để tìm ra một con đường tương lai cho chính phủ Ai Cập hay không và có nên tìm một số người mạnh mẽ bên cạnh ông Morsi để giúp đỡ ông ấy hay không.

Nhưng tất cả đã đổ vỡ khi đám đông tăng lên và quân đội bắt đầu can thiệp.

Đánh giá sai lầm

Theo hãng tin Reuters, chính quyền Obama có thể đã đánh giá sai về tâm trạng của công chúng khi đại sứ Mỹ tại Ai Cập, bà Anne Patterson, gần đây cho biết các cuộc biểu tình đường phố sẽ không tạo lên một sự thay đổi nào. Nhận xét này của bà đã bị nhiều người cho là một hành động ủng hộ ông Morsi. Bà đã bị nhạo báng trong các biểu ngữ ở các cuộc biểu tình.

Các quan chức Mỹ cho biết nếu xem xét đầy đủ những đánh giá của bà Patterson sẽ thấy bà không đứng về phe nào trong chính trị Ai Cập.

Tuy nhiên, bất kỳ sai lầm nhận thức nào về Ai Cập cho đến nay dường như không gây rắc rối đối với ông Obama. Các thành viên của Quốc hội đều không chỉ trích tổng thống mà thay vào đó họ bày tỏ sự giận dữ đối với Anh em Hồi giáo vì sự vụng về khi sử dụng cơ hội củng cố nền dân chủ ở Ai Cập.

Thượng nghị sĩ Dân chủ Barbara Boxer của California nói: "Thật đáng buồn là sự hứa hẹn của mùa xuân Ả Rập Ai Cập đã không thực hiện được bởi Anh em Hồi giáo Ai Cập. Chúng ta hãy hy vọng rằng các bước tiếp theo trong quá trình chuyển đổi của Ai Cập thực sự phản ánh được những hy vọng và ước mơ của đại đa số người dân Ai Cập".

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại