Quên "headshot" đi, đây mới là chiến thuật "sống còn" mọi siêu xạ thủ không được phép quên

S.T |

Đố bạn biết, đặc điểm chung dễ nhìn thấy nhất của các tay xạ thủ bắn tỉa trên chiến trận là gì?

Câu trả lời là: Ngụy trang!

Headshot để chỉ việc bắn 1 viên đạn trúng đầu.

Từ xa xưa, loài người đã chú ý quan sát thấy nhiều loài động vật, chim chóc và côn trùng đều có mùa sắc tương tự màu sắc của môi trường sống xung quanh chúng, và chúng dựa vào sự tương tự màu sắc ấy để ẩn giấu mình tránh bị kẻ địch (hoặc kể săn bắn chúng) phát hiện.

Nhưng ngày ấy con người chưa biết lợi dụng nguyên lý đó để vận dụng cho mình. Về sau, trong các cuộc chiến tranh hiện đại, có rất nhiều mục tiêu kể cả quân đội, cần được ẩn náu. Do đó, người ta bắt đầu ứng dụng nguyên lý ngụy trang cho con người.

Trên thực tế, Ấn Độ vào khoảng giữa thế kỷ XIX lần đầu tiên áp dụng ngụy trang trong chiến trận.

Quân đội Ấn Độ không còn mặc quân phục thường dùng có màu đỏ tươi và màu lam nữa, mà khi ra trận họ đều mặc quân phục màu đất, nhờ đó quân địch khó phát hiện được họ.

Phương pháp ngụy trang dần dần được phát triển sang các lĩnh vực khác. Khi ra trận, binh sĩ đều được cấp phát quân phục có màu sắc lợi cho việc ẩn giấu bản thân. Các tàu thuyền đều sơn màu xám để khó bị phát hiện.

Quên headshot đi, đây mới là chiến thuật sống còn mọi siêu xạ thủ không được phép quên - Ảnh 1.

Bọ ngựa hoa lan Malaysia đang "ẩn mình" để chờ mồi

Từ "ngụy trang" vốn là một từ trong tiếng Pháp, nghĩa là "mặc giả" cho đến đại chiến thế giới lần thứ nhất, kỹ thuật ngụy trang vẫn còn khá kém.

Dần dần, ngụy trang trở thành một bộ phận quan trạng tạo ra khả năng tự bảo vệ, nó hầu như được áp dụng cho tất cả các binh chủng lục quân và hải quân.

Quên headshot đi, đây mới là chiến thuật sống còn mọi siêu xạ thủ không được phép quên - Ảnh 2.

Ngụy trang là việc làm "sống còn" của lính bắn tỉa.

Trong đại chiến thế giới lần thứ II, ngụy trang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, không những chỉ dùng để bảo vệ người lính mà còn dùng để bảo vệ nhà máy và các kiến trúc cầu đường.

Nguồn sưu tầm: Cuốn "10 vạn câu hỏi vì sao? – Bí ẩn quanh ta", trang 135-136, NXB Hồng Đức.

Tiêu đề bài viết đã được tòa soạn đặt lại.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại