Trung Quốc tố Mỹ do thám chiến đấu cơ tàng hình 'nhái’ J-20

Đài truyền nhà nước Trung Quốc hôm 16/6 đưa tin, các cơ quan tình báo Mỹ đã theo dõi Trung Quốc trong suốt nhiều năm, trong đó có nỗ lực lấy tài liệu mật về máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ tư của Trung Quốc.

Báo Dân trí dẫn trang web của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) hồi cuối tuần đưa tin các cơ quan tình báo Mỹ đã dùng mọi nỗ lực để tiếp cận các thông tin mật của Trung Quốc, như dùng vệ tinh, máy bay do thám, và nhiều trạm theo dõi.

Trung Quốc đang tung
Trung Quốc đang tung "đòn" đáp trả Mỹ?

Ngoài ra, đài truyền hình này còn cáo buộc Mỹ lợi dụng công nghệ tiên tiến tấn công mạng Trung Quốc suốt 15 năm qua.

Thông tin được đưa ra sau khi cựu nhân viên Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden cáo buộc cơ quan tình báo Mỹ đã tấn công mạng hàng triệu máy tính dân sự khắp thế giới, ngoài nghe lén điện thoại.

CCTV cũng cho biết Mỹ đã tìm cách ăn cắp thông tin mật về máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc bằng cách gửi điệp viên thâm nhập và các cơ sở và hối lộ để lấy thông tin về các nhà nghiên cứu của Tập đoàn công nghiệp máy bay Thành Đô, chi nhánh của Tập đoàn hàng không Trung Quốc (AVIC), cơ quan hàng không vũ trụ và quân sự của nhà nước.

Nhà sản xuất máy bay đóng ở Thành Đô, Tứ Xuyên, chịu trách nghiệm nghiên cứu, phát triển và sản xuất các máy bay chiến đấu tàng hình J-20, máy bay đã bay thử nghiệm thành công vài năm trước.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 của Trung Quốc
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 của Trung Quốc

Trong khi tố cáo Mỹ do thám thì trên thực tế,  máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc đã nhiều lần bị tố là ăn cắp công nghệ máy bay của Nga. Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 này của Trung Quốc rất giống với MiG-1.44 của Không quân Nga.

Báo chí phương Tây từng chỉ trích Nga vì đã bán công nghệ máy bay thế hệ thứ 5 cho Trung Quốc, cho rằng một phần của J-20 vốn thuộc MiG-1.44, loại máy bay chưa thể sản xuất hàng loạt.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm MiG-1.44 của Nga.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm MiG-1.44 của Nga.

Song các chuyên gia Nga cho rằng, Bộ phận Thiết kế MiG không thể chuyển giao công nghệ này cho Trung Quốc, chưa nói đến việc hai nước sớm đã là đối thủ cạnh tranh máy bay chiến đấu trên thị trường thế giới.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược Nga Makiyenko: J-20 của Trung Quốc có bố cục khí động học tương tự MiG-1.44 của Nga. Người Trung Quốc có “tính sáng tạo”, cái họ không thể chế tạo thì họ bắt chước. Nga thực sự không hứng thú với việc chuyển nhượng công nghệ cho Trung Quốc.

Trước đó, sau khi Trung Quốc cho bay thử J-20, tháng 1/2011, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cũng cho rằng, Trung Quốc có thể đã dùng gián điệp mạng ăn cắp công nghệ Nga để chế tạo máy bay tiêm kích, đây là cách thức khiến Mỹ quan ngại.

Về việc này, chuyên gia Nga Shiwaliefu cho rằng, gián điệp mạng là vấn đề nước nào cũng có, chỉ có thể ăn cắp một số linh kiện cá biệt của máy bay, chứ không thể ăn cắp toàn bộ công nghệ nghiên cứu chế tạo máy bay. Trong vấn đề này, Mỹ cũng bị chỉ trích là đã chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc, bởi vì J-20 cũng giống với F-22, đặc biệt là phần đầu máy bay, hơn nữa buồng lái của J-20 đã sử dụng công nghệ tương tự F-35 của Mỹ.

Tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ ở căn cứ không quân Osan, Hàn Quốc
Tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ ở căn cứ không quân Osan, Hàn Quốc

Gần đây nhất, vụ việc hàng chục hệ thống thiết kế vũ khí lớn thuộc các chương trình then chốt như hệ thống phòng thủ tên lửa, máy bay chiến đấu và tàu chiến Mỹ bị tin tặc Trung Quốc chiếm đoạt đã làm dày thêm những phi vụ đánh cắp công nghệ, làm nhái vũ khí đến mức điêu luyện của Trung Quốc.

Dù có tiếng là lắm hàng nhái, nhưng hễ có cơ hội Trung Quốc lại 'la làng' công nghệ vũ khí của mình bị ăn cắp.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại