Trung Quốc hưởng trái ngọt từ chiêu 'lăng xê' của mình

Theo trang Military-Industrial Courier (Nga), Trung Quốc đang hưởng trái ngọt từ chiêu 'lăng xê' quá đà về vũ khí nội địa của mình.

Theo nhận định của Military-Industrial Courie, trong vòng 5 năm tới Trung Quốc sẽ chiếm gần 1/5 tổng số lượng tên lửa trên thị trường quốc tế. Theo đó, sẽ có tổng cộng 201.507 tên lửa gia nhập thị trường tên lửa thế giới trong vòng 5 năm tới. Trong ảnh: Hệ thống WS-1 trong Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo số liệu được Military-Industrial Courie công bố, Tập đoàn Norinco của Trung Quốc sẽ sản xuất 29.423 đơn vị, chiếm 15% số lượng tên lửa được sản xuất trên thế giới. Về thứ 2 là công ty Raytheon của Mỹ với 22.658 tên lửa và tập đoàn CPMIEC của Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 với 18.380 tên lửa. Trong ảnh: Hệ thống WS-1 trong Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Như vậy, 2 nhà thầu Trung Quốc sẽ chiếm tổng cộng 24% tổng số lượng tên lửa sản xuất trên thế giới vào năm 2019, theo tính toán của Military-Industrial Courier. Tuy nhiên, số lượng không đồng nghĩa với doanh thu tính bằng tiền. Trong ảnh: Hệ thống phòng không KS-1A SAM (HQ-12) Trung Quốc bán cho Myanmar.
Dẫn đầu vẫn là các công ty Mỹ, với Raytheon đạt doanh thu 10,1 tỉ USD và Lockheed Martin đứng vị trí thứ 2 với 5,5 tỉ USD. Về thứ 3 sẽ là Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Trung Quốc, cũng với doanh thu 5,5 tỉ USD. Công ty CPMIEC Trung Quốc về thứ 4 với doanh thu 4,7 tỉ USD. Trong ảnh: Hệ thống phòng không KS-1A SAM (HQ-12) Trung Quốc bán cho Myanmar.
Để đạt được con số ấn tượng này, theo đánh giá của Military-Industrial Courie xuất phát từ chiêu 'lăng xê' vũ khí quá đà của Trung Quốc. Theo nhận định của nguồn tin này, với mỗi loại vũ khí mới ra đời, Trung Quốc đều mang ra so sánh với sản phẩm cùng loại của nước ngoài và khẳng định có sức mạnh tương đương và thậm chí vượt trội. Trong ảnh: Hệ thống phòng không KS-1A SAM (HQ-12) Trung Quốc bán cho Myanmar.
Tính đến thời điểm này, tên lửa của Trung Quốc đang hiện diện ở khắp các châu lục, và có cả trong trang bị của thành viên khối NATO. Từ những năm 1990, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhập khẩu một số lượng không xác định các hệ thống tên lửa WS-1 từ Trung Quốc.
WS-1 sử dụng đạn cỡ 302 mm có tốc độ bắn Mach 4,2 tầm bắn tối đa đạt 100 km với đầu đạn nặng 150 kg, sai số khoảng 1%; còn ở phiên bản WS-1B mới hơn thì đạn rocket có tầm bắn lên tới 180 km, tốc độ đạn Mach 5,2. Hiệu suất nâng cao nhờ đạn rocket WS-1B sử dụng động cơ nhiên liệu rắn thế hệ mới và chiều dài đạn cũng được tăng cường trong khi kích cỡ đầu đạn giữ nguyên, sai số của WS-1B khoảng 1,25%.
WS-1B sử dụng 2 loại đầu đạn, đó là ZDB-2 chuyên sát thương bộ binh bằng mảnh và bi thép, trong khi đó đầu đạn SZB-1 chuyên dùng chống xe thiết giáp, xe tăng. WS-1 mặc dù được quảng cáo với những tính năng khá tốt nhưng lại không được sử dụng trong Quân đội Trung Quốc, đây thực sự là một dấu hỏi lớn cho tính năng của loại pháo phản lực này. Hiện nay, ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan cũng nhập khẩu hệ thống WS-1 của Trung Quốc.
Ngoài Thái Lan, khách hàng quen thuộc của của các dòng tên lửa do Trung Quốc sản xuất tại Đông Nam Á còn có Myanmar, Campuchia, Indonesia… Trong ảnh: Hệ thống phòng không KS-1A SAM (HQ-12) Trung Quốc bán cho Myanmar.
Được biết, thị trường chiến lược xuất khẩu tên lửa của Trung Quốc là châu Phi. Gần đây nhất là hồi tháng 11/2014 vừa qua, Trung Quốc đã thành công với việc xuất khẩu hệ thống tên lửa Sky Dragon 50 tới Cộng hòa Rwanda.
Thông tin được Tạp chí quân sự Kanwa (Canada) số ra tháng 11/2014 cho biết, theo đó Sky Dragon 50 là tên lửa đất đối không thế hệ mới nhất, được cải tiến từ tên lửa không đối không PL12, đã được Trung Quốc phê chuẩn xuất khẩu trước đó.
Theo Kanwa, mỗi xe Sky Dragon 50 mang theo 4 ống phóng, có thể cùng lúc tiêu diệt 4 mục tiêu, kể cả là mục tiêu bay ở tầm cao, tầm trung, tầm thấp và cực thấp. Sky Dragon 50 sử dụng biện pháp điều khiển kết hợp gồm, hệ thống định vị quán tính, hiệu chỉnh vô tuyến và radar dẫn đường bán chủ động. Nó có thể di chuyển với tốc độ hơn 1.000m/s và cơ động rất cao.
Theo thiết kế, việc thay đổi trận địa của Sky Dragon 50 chỉ mất 15 phút, thời gian phản ứng thông thường của cả hệ thống là 20 giây, thời gian phản ứng khẩn cấp là 16 giây. Xe chỉ huy điều khiển và xe chở tên lửa có thể đặt cách nhau tới 5km.
Việc Trung Quốc bán thành công hệ thống Sky Dragon 50 cho Cộng hòa Rwanda được Văn phòng giải trừ quân bị Liên hợp quốc (UNODA) nhận định, vũ khí do Trung Quốc đang dần độc chiếm thị trường châu Phi.
Tuy nhiên, trong hành trinh chinh phục thị trường châu Mỹ, Trung Quốc đã vấp phải thất bại đau đớn khi tham gia gói thầu cung cấp hệ thống tên lửa phòng không vác vai cho Peru hồi năm 2011. Trong ảnh: Hệ thống HQ-12.
Ban đầu, hệ thống QW-18 và FN-16 của Trung Quốc đã được lựa chọn, tuy nhiên do phát hiện Trung Quốc có gian lận trong việc cung cấp thông tin về 2 dòng tên lửa này nên cuối cùng tên lửa Chiron (còn có tên Shingung và KP-SAM) của Hàn Quốc đã được Peru lựa chon. Trong ảnh: Hệ thống tên lửa Chiron của Hàn Quốc.
Ngoài những khách hàng kể trên, hiện nay Trung Quốc vẫn đang nuôi tham vọng bán được những hệ thống tên lửa hạng nặng cho các khách hàng vốn thân thiết với vũ khí Nga và phương Tây, trong đó có Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan và Turkmenistan với hệ thống phòng không tầm xa HQ-9 (phiên bản xuất khẩu FD-2000).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại