Trung - Ấn dọa nhau bằng trang bị mới cho chiến đấu cơ

Ngay khi Ấn Độ tuyên bố phát triển phiên bản BrahMos-M trang bị cho tiêm kích Su-30MKI, Trung Quốc đã công bố hệ thống vũ khí tương lai để đối trọng.

Nguồn tin báo chí của hãng sản xuất máy bay hàng đầu Ấn Độ Hindustan Aeronautics Ltd (HAL) cho biết, trước khi kết thúc năm 2015, Không quân Ấn Độ sẽ thử nghiệm tên lửa BrahMos-M trên tiem kích hạng nặng Su-30MKI.

Trong khi đó ông Sudhir Kumar Mishra - Giám đốc điều hành liên doanh BrahMos Aerospace của Nga và Ấn Độ, hệ thống phóng tích hợp đang được thử nghiệm, để sẵn sàng cho một vụ thử chính thức vào cuối năm nay:

“Chúng tôi đã nhận được chiếc Sukhoi Su-30MKI có khả năng trang bị tên lửa BrahMos đầu tiên từ HAL trong tháng 2 và đang thử nghiệm chất lượng của hệ thống phóng. Chiến đấu cơ này sẽ mang được tên lửa nặng khoảng 1,5 tấn”.

Các nhà khoa học của Nga và Ấn Độ công bố họ đã bước đầu thành công trong việc thử nghiệm phiên bản tên lửa siêu thanh BrahMos-M dành cho chiến đấu cơ.

Nguồn tin cho biết trọng lượng của BrahMos-M sẽ vào khoảng 1,5 tấn, chiều dài ước chừng 6 m, và đường kính 0.5m.

Nó có thể đạt tốc độ Mach 3.5, có thể mang đầu đạn thường nặng 200-300 kg và cả đầu đạn hạt nhân với tầm bắn tối đa 290 km.

Các nhà khoa học của Nga và Ấn Độ công bố họ đã bước đầu thành công trong việc thử nghiệm phiên bản tên lửa siêu thanh BrahMos-M dành cho chiến đấu cơ.

Nguồn tin cho biết trọng lượng của BrahMos-M sẽ vào khoảng 1,5 tấn, chiều dài ước chừng 6 m, và đường kính 0.5m.

Nó có thể đạt tốc độ Mach 3.5, có thể mang đầu đạn thường nặng 200-300 kg và cả đầu đạn hạt nhân với tầm bắn tối đa 290 km.

Tên lửa Brahmos-M sẽ được thiết kế để mang trên các máy bay chiến đấu Su-30MKI và MiG-29.

Tuy nhiên, phiên bản tên lửa này cũng có thể lắp đặt trên các nền tảng máy bay chiến đấu khác của Không quân Ấn Độ, bao gồm máy bay Rafale và Mirage-2000 do Pháp sản xuất.

Tên lửa Brahmos-M sẽ được thiết kế để mang trên các máy bay chiến đấu Su-30MKI và MiG-29.

Tuy nhiên, phiên bản tên lửa này cũng có thể lắp đặt trên các nền tảng máy bay chiến đấu khác của Không quân Ấn Độ, bao gồm máy bay Rafale và Mirage-2000 do Pháp sản xuất.

Ông Sudhir Kumar Mishra cho biết thêm: "Nhà sản xuất sẽ giảm trọng lượng của tên lửa để tiêm kích Su-30MKI có thể mang được 3 quả BrahMos-M.

Trong khi máy bay MiG-29 có thể mang được 2 tên lửa BrahMos-M trong chiến đấu". Dự kiến Ấn Độ sẽ có khoảng 40 máy bay Su-30MKI sử dụng phiên bản tên lửa siêu nhỏ.

Ông Sudhir Kumar Mishra cho biết thêm: "Nhà sản xuất sẽ giảm trọng lượng của tên lửa để tiêm kích Su-30MKI có thể mang được 3 quả BrahMos-M.

Trong khi máy bay MiG-29 có thể mang được 2 tên lửa BrahMos-M trong chiến đấu". Dự kiến Ấn Độ sẽ có khoảng 40 máy bay Su-30MKI sử dụng phiên bản tên lửa siêu nhỏ.

Việc Ấn Độ ấn định thời điểm thử nghiệm với tên lửa BrahMos-M có thể khiến Trung Quốc không vui bởi ngay từ khi New Delhi công khai phát triển phiên bản BrahMos-M, Trung Quốc đã công khai rằng nước này sẽ phát triển phương tiện mang vũ khí hạt nhân trên tiêm kích Su-35.

Thông tin này được Thượng tướng Viktor Esin, nguyên Tham mưu trưởng Lực lượng tên lửa chiến lược Nga dẫn nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết.

"Nếu thỏa thuận này (thương vụ Su-35 giữa Nga và Trung Quốc) được thông qua, Trung Quốc sẽ chế tạo thêm thiết bị mang vũ khí hạt nhân,” – ông Esin nói.

Thông tin này được Thượng tướng Viktor Esin, nguyên Tham mưu trưởng Lực lượng tên lửa chiến lược Nga dẫn nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết.

"Nếu thỏa thuận này (thương vụ Su-35 giữa Nga và Trung Quốc) được thông qua, Trung Quốc sẽ chế tạo thêm thiết bị mang vũ khí hạt nhân,” – ông Esin nói.

Trung Quốc có ý định mua máy bay chiến đấu Su-35 xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2012. Và theo kế hoạch từng được công khai, bản hợp đồng này sẽ được Trung Quốc và Nga ký kết trong năm 2014.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có hợp đồng chính thức nào được ký kết.

Trung Quốc có ý định mua máy bay chiến đấu Su-35 xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2012. Và theo kế hoạch từng được công khai, bản hợp đồng này sẽ được Trung Quốc và Nga ký kết trong năm 2014.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có hợp đồng chính thức nào được ký kết.

Và trong trường hợp đàm phán thành công và hợp đồng Su-35 được Nga và Trung Quốc được ký kết, Su-35 cùng vũ khí hạt nhân là cặp đôi tấn công mang ý nghĩa răn đe chiến lược và nó hoàn toàn có thể làm đối trọng với Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại