Tàu chiến mới của Nga làm biệt kích Mỹ e ngại

Được thiết kế để chống biệt kích, Grachonok được xem là dự án được kỳ vọng nhất của người Nga trong bối cảnh thế giới hiện nay...

Với chính sách tích cực sử dụng lực lượng biệt kích của mình, quân đội Mỹ luôn khiến nhiều quốc gia lo ngại, đặc biệt là Nga. Chính vì thế việc chế tạo tàu chống biệt kích thuộc dự án Grachonok của Moscow đã được triển khai tích cực.
Để thực hiện tham vọng của mình người Nga đã phải bắt tay vào nghiên cứu chế tạo Grachonok từ nhiều năm trước. Theo đó, các tàu chống biệt kích đề án “Grachonok” được tiến hành đóng ở Nga từ năm 2008.
Các tàu đầu tiên được đóng ở xưởng đóng tàu mang tên Gorki tại Zelenodonsk ở Tartastan. Tàu đầu tiên trong đề án P-104 đã gia nhập biên chế Hạm đội Baltic năm 2009.
Tính tới thời điểm hiện tại, Nga đã đóng được 3 tàu chống biệt kích, 2 tàu sau cùng đã gia nhập biên chế Hạm đội biển Đen năm 2012. Theo đề án “Grachonok”, sẽ lên kế hoạch đóng thêm 7 tàu nữa, gồm có tàu được hạ thủy ngày 24/6/2013 vừa qua.
Tàu loại nhỏ đề án “Grachonok” dài 31 mét và rộng 7,4 mét, có lượng dãn nước 139 tấn. Các tàu có tốc độ 23 hải lý, tầm hoạt động 200 dặm. Tàu trang bị súng máy 14,5mm MTPU, súng phóng lựu chống biệt kích DP-64 và DP-65A cùng 4 tổ hợp “Igla”.
Như vậy là sau Hạm đội biển Đen, đến lượt Hạm đội Thái Bình Dương của Nga được trang bị loại chiến tàu đặc biệt này.
Theo kế hoạch Nga sẽ có thêm những chiến tàu Grachonok nhằm cụ thể hóa sức mạnh chống biệt kích cũng như thực hiện những nhiệm vụ hỗ trợ gần bờ của mình.
Quá trình thử nghiệm cho thấy Grachonok luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chống biệt kích của mình với thế mạnh là súng phóng lựu chống biệt kích ngầm DP-64, DP-65A...
Cùng với đó, Grachonok có thể bảo đảm tốt công tác tuần duyên của mình khi chiếc tàu này có phạm vi hoạt động lên tới trên 300km.
Ngay sau khi Nga tuyên bố biên chế chính thức Grachonok trong lực lượng hải quân, Bắc Kinh là khách hàng đầu tiên bày tỏ sự quan tâm tới loại vũ khí này, tuy nhiên Moscow vẫn đang bỏ ngỏ khả năng sẽ xuất khẩu Grachonok.
Theo đại diện quân đội Nga thì Grachonok cần bảo đảm nhiệm vụ quốc gia trước khi tính tới khả năng thương mại hóa loại chiến tàu này.
Hình ảnh tàu chống biệt kích thuộc dự án Grachonok hoạt động trên biển khiến lực lượng biệt kích trên thế giới lo ngại đặc biệt là Mỹ, TQ...

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại