Sự thật về ngành công nghiệp sản xuất vũ khí của Trung Quốc

Báo cáo của Bộ quốc phòng Mỹ đã từng cho biết, những quốc gia đặt mua xe tăng, tàu chiến hay máy bay chiến đấu của Trung Quốc rất có thể sẽ đẩy binh sỹ của họ vào tình thế nguy hiểm gấp đôi vì phải chống lại kẻ thù bằng những loại vũ khí rẻ tiền, bắt chước từ vũ khí của Liên Xô trước đây.


	Hình ảnh được cho là một chiếc tiêm kích tàng hình J-31 của Trung Quốc.

Hình ảnh được cho là một chiếc tiêm kích tàng hình J-31 của Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã dần dần thay thế các loại máy bay, radar, tên lửa và các trang thiết bị bắt chước của Nga trước đây bằng các loại vũ khí chất lượng cao do các cơ sở công nghiệp quốc phòng trong nước tự sản xuất.

Thực tế là hầu hết các loại vũ khí hay trang thiết bị quân sự của Trung Quốc đều có nguồn gốc từ Nga hoặc Ukraine nhưng các kỹ sư của Trung Quốc đã học được rất nhiều từ các loại vũ khí đó. Xét ở một góc độ nào đó, có thể nói cuộc cách mạng công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã đến tuổi trưởng thành.

Điều này thể hiện rõ nét nhất trong cuộc triển lãm hàng không Chu Hải mới được tổ chức gần đây. Một nhà phân tích quốc phòng của Mỹ tham dự triển lãm đã cho biết lần này Trung Quốc trưng bày nhiều loại vũ khí mà ông chưa từng thấy bao giờ.

Nhìn chung, cuộc triển lãm Chu Hải 2012 đã phát triển dựa trên cơ sở các loại vũ khí của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) với xu hướng: Ngân sách chi cho các hệ thống vũ khí tên lửa và máy bay tăng gấp nhiều lần để thúc đẩy sự cạnh tranh trong nước; Các chu kỳ phát triển nhanh hơn và tung sản phẩm ra các thị trường vũ khí nước ngoài. PLA có thể mua các loại vũ khí mới xuất hiện nhưng Trung Quốc cũng có khả năng chào bán một cách nhanh chóng các loại vũ khí mới đó.

Trung Quốc cũng tích cực đóng vai trò hàng đầu như một cố vấn dày dạn kinh nghiệm cho nhiều nước khác, đặc biệt là các nước nghèo hoặc đang phát triển ở châu Phi, châu Á.

Nhưng có một vấn đề không rõ ràng về các thành phần quốc tế tham dự triển lãm hàng không Chu Hải như trước đây. Các quan chức của chính phủ Mỹ cho biết, một phái đoàn của chính phủ Sudan đã tham dự triển lãm để đặt mua các loại vũ khí.

Hơn 10 năm qua, Trung Quốc đã và đang tăng cường cung cấp các vũ khí cho một số quốc gia châu Phi nhằm giành quyền khai thác các mỏ dầu. Sudan từng mua của Trung Quốc 20 máy bay chiến đấu Fantan (MIG-19) hay Q-5/A-5C và 6 máy bay chiến đấu/huấn luyện Hongdu JL-8/K-8 và hiện nay đang đặt mua 12 máy bay chiến đấu Thần sấm FC-1 Xiaolong/ JF-17.


	Máy bay chiến đấu Thần sấm FC-1 Xiaolong/ JF-17

Máy bay chiến đấu Thần sấm FC-1 Xiaolong/ JF-17

Ông Richard Fisher, chuyên gia cao cấp về các vấn đề quân sự châu Á thuộc Trung tâm Chiến lược và đánh giá quốc tế cho biết, vấn đề là các máy bay của Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn bởi phần lớn vật liệu của chúng đều có chất lượng rất kém.

Mặc dù giá của chúng tương đối rẻ nhưng thị trường vũ khí thế giới đang tràn ngập các đối thủ cạnh tranh với giá cả hợp lý nhưng lại an toàn và hiệu quả cao hơn hẳn, ví dụ như F-16 hay Gripen. Ngoài ra, hầu hết các nước sẽ không mua máy bay chiến đấu của Trung Quốc bởi chúng có quá nhiều nhược điểm ngoại trừ một số nước nghèo không đủ khả năng mua những loại tốt hơn.

Dẫu vậy, Trung Quốc vẫn tìm được thị trường tiêu thụ cho đám hàng “như phế phẩm” này của mình mà cụ thể là một số nước châu Phi, nơi họ cần những phương tiện càng rẻ càng tốt và đơn giản để… dễ sử dụng.

Ông Richard Bitzinger, cựu chuyên gia phân tích của CIA khẳng định, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc vẫn đang trong tình trạng quá đắt so với các nước nghèo nhưng lại quá kém đối với các nước đang phát triển muốn có hệ thống vũ khí của phương Tây.

Tại triển lãm Chu Hải, Trung Quốc đã trưng bày nhiều loại máy bay như: Máy bay ném bom tầm trung H-6, các loại trực thăng Z-8 và Z-9; máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không KJ-200, Y-8 và các máy bay chiến đấu JF-17/FC-1 và J-10.

Nhưng một số bất ngờ đã xuất hiện như lần đầu tiên một số loại máy bay mới như tiêm kích tàng hình J-31, máy bay không người lái Wing Loong hay 4 loại vũ khí chưa từng xuất hiện trước đây như bom dẫn đường chính xác YZ-102A; tên lửa không đối đất BA-7 được điều khiển bằng tia laser, bom điều khiển loại nhỏ LS-6/50kg và bom điều khiển bằng tia laser YZ-121.

Giới truyền thông Trung Quốc cho biết, loại UAV Wing Loong mà Trung Quốc vừa giới thiệu có giá bán trên thị trường quốc tế là 1 triệu USD/chiếc nhưng có điều nó gần như giống hệt với mẫu UAV MQ-9 Reaper của Mỹ đang được bán với giá 37 triệu USD. Trung Quốc đã thử nghiệm UAV được một thời gian bao gồm cả mô hình máy bay CH-4 có thể bay ở độ cao trung bình và có thể mang bom điều khiển bằng tia laser không đối đất tầm ngắn AR-1.

Một quan chức của CASC cho biết, CH-4 có tầm bay 3.500 km, trần bay tối đa 8km và có thể hoạt động liên tục trên không 30 giờ. Tuy nhiên, ngành công nghiệp hàng không quân sự của Trung Quốc hiện vẫn đang phải phụ thuộc vào các loại động cơ của Nga và Ukraine.

Trong số những bất ngờ lớn nhất của triển lãm Chu Hải là sự xuất hiện của các loại tên lửa mới do Trung Quốc tự sản xuất. Phần lớn các tên lửa này được sửa đổi từ tên lửa không đối không thành không đối đất hoặc tên lửa chống bức xạ. Ví dụ, tên lửa chống bức xạ không đối đất AVIC LD-10 có tầm bắn 60km.

Dựa trên cơ sở tên lửa không đối không tầm trung hiện đại SD-10A, tên lửa LD-10 có thể được trang bị trên các máy bay JF-17. Thực tế, LD-10 nhìn khá giống các tên lửa Standard do công ty chế tạo vũ khí Raytheon của Mỹ sản xuất.

Sự thật về ngành công nghiệp sản xuất vũ khí của Trung Quốc
Máy bay ném bom H-6.

Máy bay ném bom H-6. Hiện Trung Quốc cũng đã tăng từ 2 lên 4 công ty có thể sản xuất các loại vũ khí tấn công chính xác để trang bị trên các máy bay Trung Quốc. Các ngành công nghiệp phía Bắc (NORINCO) và phía Nam đề nghị sản xuất loại vũ khí giống như AGM-154 của tập đoàn Raytheon của Mỹ.

NORINCO cũng cho biết họ đã sản xuất loại bom Tiange-1000 có trọng lượng 1.50kg, được điều khiển bằng tia laser và có khả năng thâm nhập sâu mục tiêu. Loại bom này có hình dáng tương tự loại bom thâm nhập sâu GBU-28 có trọng lượng 2.132kg của Mỹ sản xuất. Đây chính là mối đe dọa đối với các căn cứ của Mỹ và đồng minh châu Á của họ, buộc họ phải nghiên cứu các biện pháp xây dựng căn cứ kiên cố hơn.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại