Quân đội Trung Quốc - Không đáng ngại?

Tuệ Minh |

Thời gian gần đây, Trung Quốc có rất nhiều tuyên bố hùng hồn về sức mạnh quân sự có thể đánh bật các lực lượng vũ trang của Mỹ.

Song các chuyên gia nhận định Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc thực chất lại là một đội quân rất mong manh, dễ vỡ, chưa từng tham gia một cuộc chiến tranh hiện đại với các trang thiết bị chưa bao giờ được thử nghiệm trên chiến trường.

Với một nền kinh tế đang chậm lại cùng các căng thẳng về cơ cấu xã hội và kinh tế ngày càng gia tăng, Trung Quốc là một cường quốc rộng lớn nhưng lại rất dễ vỡ với một hệ thống lãnh đạo đang trong quá trình cải tổ, do đó rất khó đối phó với các cuộc khủng hoảng về kinh tế hay chính sách ngoại giao.

Nền kinh tế Trung Quốc về cơ bản là độc lập với thị trường thương mại tự do quốc tế và chuỗi cung cấp toàn cầu. Một cuộc chiến đối với Bắc Kinh sẽ trở thành thảm họa xã hội và kinh tế.

Thêm vào đó, Bắc Kinh có rất ít đồng minh có sức ảnh hưởng hay lớn mạnh trong khu vực, gần như bị cô lập chiến lược và tình trạng này ngày càng tồi tệ hơn khi Trung Quốc “khoe khoang” sức mạnh khắp nơi.

Quân đội Trung Quốc thực chất chỉ là hổ giấy.
Quân đội Trung Quốc thực chất chỉ là hổ giấy.

Bắc Kinh không hề có kinh nghiệm về các cuộc chiến tranh hiện đại. Những xung đột biên giới với Ấn Độ hay Liên Xô trong những năm 1960 cũng như việc điều quân đến bán đảo Triều Tiên trong những năm 1950 không được coi là chiến tranh hiện đại.

Chưa thực sự mạnh nhưng sức mạnh của PLA hiện cũng đã bị nạn tham nhũng trong các quan chức PLA với các bê bối mua chức quyền đang ở mức cao nhất trong nhiều năm qua làm suy giảm khá nhiều.

Thực tế, cũng phải công nhận rằng trong một vài thập kỷ trở lại đây, PLA đã có những tiến bộ ấn tượng về công nghệ. Song, bất chấp tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình rằng Trung Quốc cần phải trở thành một cường quốc hải quân thì về mặt địa lý điều này dường như bất khả thi.

Trong các lĩnh vực then chốt của công nghệ quân sự, Trung Quốc vẫn theo sau Mỹ khoảng 20 năm. Năng lực chống ngầm của Bắc Kinh mới ngấp nghé ở giai đoạn đầu và các tàu ngầm của nước này rất ồn ào.

Trung Quốc còn đang thiếu các công nghệ động cơ đẩy bền, êm và hiệu quả để có thể sản xuất ra các sản phẩm so sánh được với tàu ngầm hạt nhân của Nga hay Mỹ.

Kể cả các tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Jin của nước này cũng ồn ào hơn chiếc Delta III SSBN của Liên Xô trong thập niên 70 và cả tàu ngầm hạt nhân Type 95 sắp ra đời cũng gây ra nhiều tiếng ồn hơn tàu Akula vỏ titanium của Liên Xô cuối những năm 1980.

Năng lực không quân của Trung Quốc còn cách khá xa so với các đối thủ hàng đầu khác. Thêm vào đó, Bắc Kinh vẫn phụ thuộc quá nhiều vào Nga trong vấn đề kỹ thuật quân sự cũng như cung cấp các động cơ máy bay, song hầu hết đều là các công nghệ đã lỗi thời.

Bắc Kinh tuyên bố đã đạt được những bước tiến dài trong công nghệ tên lửa đạn đạo nhưng DF-21 chưa bao giờ phá hủy một mục tiêu hải quân nào di chuyển với tốc độ nhanh.

Ngoài ra, tên lửa Trung Quốc dựa chủ yếu vào các vệ tinh trinh sát và radar tầm xa để xác định mục tiêu, mà các thiết bị này lại rất dễ trở thành “con mồi” trong các cuộc không kích của Mỹ.

Theo Lầu Năm góc, chưa thể xác định được liệu Trung Quốc có khả năng thu thập các thông tin mục tiêu chính xác và chuyển chúng đến trung tâm điều khiển tên lửa để tiến hành các cuộc không kích vào những mục tiêu tầm xa trên biển hay không.

Đối với năng lực tên lửa đạn đạo liên lục địa, như DF-5B với phương tiện tái nhập khí quyển nhiều mục tiêu độc lập (MIRVs), đây không được coi là công nghệ hạt nhân đột phá. Năm 1974, CIA đã công bố tài liệu về MIRVs trên các tên lửa ICBM SS-18 của Liên Xô. Vậy đây là một công nghệ đáng chú ý từ 40 năm trước.

Một số quan chức quân đội và học giả Trung Quốc “khoe khoang” về năng lực chiến tranh hạt nhân của nước này.

Mặc dù có khả năng chống đỡ một cuộc tấn công nhưng đây cũng là một trong các nước lớn dễ chịu tổn thất nhất bởi một cuộc chiến tranh hạt nhân, lý do nằm ở mật độ dân số dày đặc và sự phân bổ lực lượng dọc vùng  bờ biển phía Đông.

Không phải bởi Trung Quốc có dân số lên tới 1,4 tỷ người có nghĩa là nước này có thể sống sót sau một cuộc tấn công hạt nhân lớn.

Tất cả những phân tích trên có thể cho thấy thế giới và đặc biệt là Mỹ không cần phải quá dè chừng trước những tuyên bố hùng hồn của Bắc Kinh nếu đem so sánh sức mạnh quân sự của nước này trong bối cảnh lịch sử cũng như thời điểm hiện tại.

Quân đội Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến bộ trong thời gian qua, song bao nhiêu đó là chưa đủ để giành thắng lợi trong một cuộc chiến “đơn thương độc mã” như hiện nay.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại