Nga xây dựng hàng loạt căn cứ quân sự ở Bắc Cực

Moscow bắt đầu xây dựng các căn cứ quân sự mới ở Bắc Cực nhằm khôi phục sự hiện diện của Nga tại khu vực có nhiều tranh chấp và giàu tài nguyên này.

RIA Novosti ngày 8/9 dẫn lời đại tá Alexander Gordeyev, phát ngôn viên của Quân khu miền đông, cho biết các doanh trại quân đội đang được xây dựng trên đảo Wrangel và Cape Schmidt.

Trước đây, Liên Xô xây dựng căn cứ quân sự ở đảo Wrangel nhưng sau này chính phủ Nga chỉ phân loại đó là khu bảo tồn thiên nhiên.

Đảo Cape Schmidt được Liên Xô sử dụng làm căn cứ cho các máy bay ném bom chiến lược tầm xa trong giai đoạn Chiến tranh lạnh. Lúc đó, chính phủ Liên Xô đã cho xây dựng các căn cứ không quân trên khắp Bắc Cực để phục vụ cho lực lượng này vì đây là khu vực lãnh thổ gần với Mỹ nhất.

Từ nhiều năm nay, Nga luôn muốn quân sự hóa vùng Bắc Cực. Nó là một phần của chiến lược lớn nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên dầu mỏ và các tuyến đường biển vận chuyển hàng hóa gần hơn.

Tổng thống Putin xem việc kiểm soát vùng Bắc Cực là một vấn đề chiến lược lớn đối với Nga. Nhiều ước tính lạc quan cho rằng trữ lượng dầu mỏ của Bắc Cực chiếm khoảng 13 - 30 % tổng lượng dầu mỏ trên hành tinh.

Nga, Mỹ Canada, Đan Mạch và Na Uy đang cạnh tranh nhau để kiểm soát lượng dầu mỏ, khí đốt và kim loại quý ở Bắc Cực.

Việc xây dựng căn cứ quân sự mới ở khu vực này đánh dấu cột mốc quan trọng trong chiến lược quân sự của tổng thống Nga. Đây là căn cứ quân sự đầu tiên kể từ khi Liên Xô rút khỏi Bắc Cực sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.

RIA Novosti cho biết hai tổ hợp căn cứ trên đảo Wrangel và Cape Schmidt sẽ gồm các khu vực cư trú, buôn bán, hành chính và giải trí. Tháng 7/2014, Nga cho biết sẽ thành lập 6 tổ hợp như vậy trên khắp Bắc Cực.

Trong khi đó, Hạm đội Biển Bắc có căn cứ ở gần Murmansk, phía tây vùng lãnh thổ Bắc Cực rộng lớn của Nga, đang được củng cố bằng lực lượng tàu ngầm tấn công hạt nhân hiện đại nhất của Nga, tàu ngầm lớp Yasen. Chiếc Yasen đầu tiên có tên là Severodvinsk đã chính thức gia nhập Hạm đội Biển Bắc vào tháng 6/2014.

Động thái này của Nga đã làm các quốc gia trong Hội đồng Bắc cực, các nước có chung đường biên giới ở Bắc Cực, cảm thấy lo ngại. Cuối tháng 8/2014, ngoại trưởng Canada John Baird đã nâng mức báo động vì những hoạt động quân sự của Nga trong khu vực. Canada tuyên bố sẽ không khoan nhượng để bảo vệ chủ quyền của mình.

Đến cuối năm 2014, Nga sẽ chuyển các đơn vị quân đội đến đảo Kotelny ​​ở phía bắc Cộng hòa Sakha, miền đông Siberia và một lữ đoàn cơ giới đến Alakurtii, một ngôi làng ở Murmansk Oblast. Song song đó là triển khai quân đến hai quần đảo Franz Josef và Novaya Zemlya.

Theo RIA Novosti, Nga hy vọng sẽ khôi phục lại toàn bộ các căn cứ quân sự của Liên Xô ở Bắc Cực vào năm 2015.

Hai công ty khai thác Gazprom và Rosneft của chính phủ Nga đang nắm độc quyền thăm dò và khai thác dầu khí ở Bắc Cực đã bắt đầu sản xuất từ năm 2011.

Tháng 4/2014, giàn khoan Prirazlomnaya của Gazprom ở phía bắc Biển Pechora đã cung cấp 70.000 tấn dầu cho chuyến tàu đầu tiên.

Hoạt động khai thác dầu khí ở Bắc Cực đang vấp phải sự phản đối kịch liệt từ các nhà môi trường. Họ cho rằng chúng không có lợi và gây nguy hiểm cho hệ sinh thái mong manh của Bắc Cực vì mỗi thùng dầu được sản xuất với chi phí 115 - 700 USD/thùng và với những công nghệ không đảm bảo an toàn cho môi trường trong điều kiệm giá lạnh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại