Nga trang bị gì cho Bộ tư lệnh Bắc Cực?

Theo kế hoạch được Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ, bắt đầu từ ngày 1/12/2014, Bộ tư lệnh Bắc Cực của Nga sẽ chính thức đi vào hoạt động.

Quyết định này được Tổng thống Putin công bố trong cuộc gặp với các quan chức quân sự cấp cao của Nga hôm 25/11: Bắt đầu từ 1/12, bộ tư lệnh chiến lược mới sẽ bắt đầu các hoạt động tại Bắc Cực ngay tại căn cứ quân sự của Hạm đội Biển Bắc. Trong ảnh: Tiêm kích Su-33 hạ cánh trên tàu sân bay Nga.
Quyết định này được Tổng thống Putin công bố trong cuộc gặp với các quan chức quân sự cấp cao của Nga hôm 25/11: "Bắt đầu từ 1/12, bộ tư lệnh chiến lược mới sẽ bắt đầu các hoạt động tại Bắc Cực ngay tại căn cứ quân sự của Hạm đội Biển Bắc". Trong ảnh: Tiêm kích Su-33 hạ cánh trên tàu sân bay Nga.
Theo cơ quan báo chí của Điện Kremlin, bộ tư lệnh mới sẽ lãnh đạo toàn bộ lực lượng vũ trang của Nga tại Bắc Cực, đồng thời cải thiện cơ cấu quân sự tại đó. Trong ảnh: Tiêm kích Su-33 cất cánh trên tàu sân bay Nga.
Theo cơ quan báo chí của Điện Kremlin, bộ tư lệnh mới sẽ lãnh đạo toàn bộ lực lượng vũ trang của Nga tại Bắc Cực, đồng thời cải thiện cơ cấu quân sự tại đó. Trong ảnh: Tiêm kích Su-33 cất cánh trên tàu sân bay Nga.
Tuy nhiên cơ quan này lại không công bố chi tiết những trang bị Nga đầu tư tại đây. Nhưng căn cứ vào kế hoạch “Bảo vệ lợi ích quốc gia của Nga ở Bắc Cực” được Nga đưa ra hồi tháng 7/2014, Nga quyết định thiết lập Bộ tư lệnh Bắc Cực với 6 doanh trại quân đội mới. Trong ảnh: Tiêm kích Su-33 chuẩn bị cất cánh trên tàu sân bay Nga.

Tuy cơ quan này không công bố chi tiết những trang bị Nga đầu tư tại đây nhưng căn cứ vào kế hoạch “Bảo vệ lợi ích quốc gia của Nga ở Bắc Cực” được Nga đưa ra hồi tháng 7/2014, Nga quyết định thiết lập Bộ tư lệnh Bắc Cực với 6 doanh trại quân đội mới. Trong ảnh: Tiêm kích Su-33 chuẩn bị cất cánh trên tàu sân bay Nga.

Để thực hiện kế hoạch này, Nga quyết định thành lập hệ thống căn cứ Hải quân đồng thời thay máu toàn bộ tiêm kích hạm trên TSB Kuznetsov. Trong ảnh: Tiêm kích hạm MiG-29K/KUB.
Để thực hiện kế hoạch này, Nga quyết định thành lập hệ thống căn cứ Hải quân đồng thời thay máu toàn bộ tiêm kích hạm trên TSB Kuznetsov. Trong ảnh: Tiêm kích hạm MiG-29K/KUB.
Theo thông tin được Tổng công ty chế tạo máy bay Nga RSK MiG cho biết, đến cuối năm 2014 sẽ chuyển giao cho Hải quân Nga 10 tiêm kích trên hạm MiG-29K/KUB. Hợp đồng giữa Bộ Quốc phòng Nga và RSK MiG cung cấp tiêm kích MiG-29K được ký kết hồi năm 2012, theo nội dung hợp đồng, nhà sản xuất RSK MiG sẽ chuyển giao cho Quân đội Nga 20 MiG-29K một chỗ ngồi và 4 MiG-29KUB hai chỗ ngồi.
Theo thông tin được Tổng công ty chế tạo máy bay Nga RSK MiG cho biết, đến cuối năm 2014 sẽ chuyển giao cho Hải quân Nga 10 tiêm kích trên hạm MiG-29K/KUB. Hợp đồng giữa Bộ Quốc phòng Nga và RSK MiG cung cấp tiêm kích MiG-29K được ký kết hồi năm 2012, theo nội dung hợp đồng, nhà sản xuất RSK MiG sẽ chuyển giao cho Quân đội Nga 20 MiG-29K một chỗ ngồi và 4 MiG-29KUB hai chỗ ngồi.
Tất cả các máy bay MiG-29K/KUB của Nga sẽ được biên chế cho Trung đoàn không quân trên hạm 279 của Hải quân Nga triển khai trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đang biên chế tại Hạm đội Phương Bắc (Hạm đội Phương Bắc hoạt động tại các vùng biển Barrel và Na Uy, Bắc Cực, Đại Tây Dương, chịu trách nhiệm phòng thủ cho nước Nga ở phía Tây Bắc).
Tất cả các máy bay MiG-29K/KUB của Nga sẽ được biên chế cho Trung đoàn không quân trên hạm 279 của Hải quân Nga triển khai trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đang biên chế tại Hạm đội Phương Bắc (Hạm đội Phương Bắc hoạt động tại các vùng biển Barrel và Na Uy, Bắc Cực, Đại Tây Dương, chịu trách nhiệm phòng thủ cho nước Nga ở phía Tây Bắc).
Hạm đội Phương Bắc nổi tiếng với những phương tiện hạt nhân. Khoảng 2 phần 3 lực lượng hạt nhân của Hải quân Nga trong biên chế của hạm đội này.
Hạm đội Phương Bắc nổi tiếng với những phương tiện hạt nhân. Khoảng 2 phần 3 lực lượng hạt nhân của Hải quân Nga trong biên chế của hạm đội này.
Được biết trong biên chế của tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov hiện có 10 tiêm kích hạm hạng nặng Su-33 và 2 cường kích Su-25ITG. Vào năm 2015, Su-33 sẽ hết thời hạn phục vụ. Các máy bay mới MiG-29K/KUB sẽ thay thế chúng trong biên chế Trung đoàn 279. Trong ảnh: Tiêm kích hạm MiG-29K/KUB.
Được biết trong biên chế của tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov hiện có 10 tiêm kích hạm hạng nặng Su-33 và 2 cường kích Su-25ITG. Vào năm 2015, Su-33 sẽ hết thời hạn phục vụ. Các máy bay mới MiG-29K/KUB sẽ thay thế chúng trong biên chế Trung đoàn 279. Trong ảnh: Tiêm kích hạm MiG-29K/KUB.
Không chỉ tăng cường lực lượng tiêm kích hạm, ngày 22/4, Tổng thống Nga Putin đã tuyên bố thành lập hệ thống căn cứ thống nhất cho tàu nổi và tàu ngầm thế hệ mới ở khu vực Bắc Cực. Tuyên bố này được ông Putin đưa ra tại phiên họp của Hội đồng an ninh về thực hiện chính sách nhà nước ở Bắc Cực vì lợi ích an ninh quốc gia.
Không chỉ tăng cường lực lượng tiêm kích hạm, ngày 22/4, Tổng thống Nga Putin đã tuyên bố thành lập hệ thống căn cứ thống nhất cho tàu nổi và tàu ngầm thế hệ mới ở khu vực Bắc Cực. Tuyên bố này được ông Putin đưa ra tại phiên họp của Hội đồng an ninh về thực hiện chính sách nhà nước ở Bắc Cực vì lợi ích an ninh quốc gia.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Tướng Sergei Shoigu cho biết, sự phát triển cơ sở hạ tầng ở Bắc Cực sẽ là một trong những ưu tiên của Bộ Quốc phòng trong năm nay. Trong năm 2014, theo kế hoạch, các đơn vị quân đội Nga ở Bắc Cực sẽ hoàn tất việc hình thành và bắt đầu đi vào hoạt động.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Tướng Sergei Shoigu cho biết, sự phát triển cơ sở hạ tầng ở Bắc Cực sẽ là một trong những ưu tiên của Bộ Quốc phòng trong năm nay. Trong năm 2014, theo kế hoạch, các đơn vị quân đội Nga ở Bắc Cực sẽ hoàn tất việc hình thành và bắt đầu đi vào hoạt động.
Việc Bộ tư lệnh Bắc Cực được thành lập và khẩn trương đi vào hoạt động được các chuyên gia nhận định để Nga tăng cường khả năng đối phó với sự tranh giành của phương Tây và đặc biệt là Trung Quốc sau khi Bắc Kinh có cú chen chân ngoạn mục vào Hội đồng Bắc Cực với vai trò là quan sát viên hồi tháng 5/2013. Trong ảnh: Tiêm kích hạm Su-33 diễn tập trên tàu sân bay.

Việc Bộ tư lệnh Bắc Cực được thành lập và khẩn trương đi vào hoạt động được các chuyên gia nhận định để Nga tăng cường khả năng đối phó với sự tranh giành của phương Tây và đặc biệt là Trung Quốc sau khi Bắc Kinh có cú chen chân ngoạn mục vào Hội đồng Bắc Cực với vai trò là quan sát viên hồi tháng 5/2013. Trong ảnh: Tiêm kích hạm Su-33 diễn tập trên tàu sân bay.

Cùng với Trung Quốc còn có những cái tên như: Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc. Quyết định chính thức được đưa ra sau một cuộc tranh luận sôi nổi tại Hội nghị bộ trưởng lần thứ 8 của Hội đồng Bắc Cực tổ chức ở Kiruna - Thụy Điển. Trong ảnh: Tàu ngầm hạt nhân của Nga tại Bắc Cực.
Cùng với Trung Quốc còn có những cái tên như: Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc. Quyết định chính thức được đưa ra sau một cuộc tranh luận sôi nổi tại Hội nghị bộ trưởng lần thứ 8 của Hội đồng Bắc Cực tổ chức ở Kiruna - Thụy Điển. Trong ảnh: Tàu ngầm hạt nhân của Nga tại Bắc Cực.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại