Nga thiếu tự tin trước Mỹ

Thùy Dung |

Trong khi Mỹ bắt đầu tích hợp vũ khí vi sóng vào một số loại tên lửa tầm xa thì Nga vẫn loay hoay tự hỏi về khả năng của mình.

Thiếu tự tin

Hiện nay, Nga đang phát triển vũ khí viba phòng không có khả năng tiêu diệt các thiết bị điện tử không được bảo vệ của đối phương ở khoảng cách vài km.

Theo truyền thông Nga, tập đoàn sản xuất thiết bị của nước này (UIMC) đã phát triển nguồn phát vi sóng công suất lớn có thể “nướng chín” các thiết bị điện tử ở khoảng cách lên tới 10 km, nhắm vào các mục tiêu máy bay không người lái, có người lái, hoặc đạn dẫn đường.

“Chúng tôi phát triển hệ thống phát xạ vi sóng cơ động nhằm ngăn chặn các thiết bị điện tử trong tầm bay thấp, cũng như các phần tử của các vũ khí chính xác” - đại diện UIMC phát biểu trên TASS.

Vị của đại diện UIMC cho biết thêm: “Hệ thống mới được trang bị nguồn phát công suất lớn, ăng ten phản xạ, hệ thống quản lý, kiểm soát và hệ thống truyền được cố định trên khung xe của các hệ thống tên lửa đất đối không Buk.

Khi đặt trên một bệ đặc biệt, pháo vi sóng có khả năng đảm bảo phòng thủ trong phạm vi 360 độ”.

Vũ khí vi sóng là một trong những hướng phát triển tiếp theo của quốc phòng Nga, được thiết lập cho hệ thống phòng không (chống máy bay và chống tên lửa). Đây cũng là một trong những tham vọng về hệ thống vũ khí mới của Nga.

Mặc dù những ưu điểm của vũ khí vi sóng là không phải bàn cãi, nhưng các chuyên gia vũ khí Nga đã nghi ngờ nền công nghiệp quốc phòng của nước mình có thể tạo ra súng vi sóng như vậy.

"Để đốt cháy các vi mạch điện tử từ khoảng cách 10 km bằng bức xạ sóng ngắn, nguồn điện cần thiết phải có được từ một vụ nổ hạt nhân", Phó Giáo sư Alexander Kuzovlev của Đại học Quốc gia Nghiên cứu hạt nhân MEPhI, nói với RBTH.

"Ngoài ra, các tia bức xạ này rất khó để tập trung. Ở khoảng cách lớn chúng yếu đi theo bình phương khoảng cách, và các hoạt động của hệ thống này chỉ có thể xảy ra ở điều kiện thời tiết hoàn hảo".

Trung tướng Alexander Gorkov, cựu lãnh đạo lực lượng tên lửa phòng không Nga thì cho biết rằng một khẩu súng vi sóng có tầm xa đến 10 km như thế rất khó được chế tạo và đưa vào thực chiến.

Ông Gorkov cho biết loại vũ khí có đặc điểm tương tự như súng vi sóng từng được chế tạo từ thời Liên Xô và sau khi Liên Xô sụp đổ, "nhưng chúng đã bị dừng và không thấy tiếp tục nghiên cứu".

Nga thieu tu tin truoc My

Tên lửa hành trình JASSM-ER sẽ có thêm tính năng phát sóng viba năng lượng cao để hủy diệt các hệ thống máy tính của đối phương.

Mỹ ứng dụng

Trong khi Nga đang âm thầm phát triển thì Mỹ đã tiến hành thử nghiệm thành công và bắt đầu ứng dụng với loại vũ khí công nghệ cao này. Hiện nay, Không quân Mỹ đang phát triển vũ khí vi sóng nhằm bức xạ vào các hệ thống điện tử của đối phương.

Thiết bị khuếch đại công suất vi sóng lớn từng bước được tích hợp trên các tên lửa hành trình JASSM-ER. Ngay từ năm 2009, Không quân Mỹ đã ký hợp đồng với công ty Boeing để phát triển vũ khí vi sóng.

Hợp đồng này nằm trong khuôn khổ chương trình CHAMP (Dự án tên lửa tiên tiến phát vi sóng năng lượng cao đối kháng điện tử) và bắt đầu phát triển hệ thống vũ khí có khả năng “nướng” các thiết bị điện tử ở khoảng cách nhất định.

Lần đầu tiên Mỹ thử nghiệm vũ khí vi sóng trên tên lửa hành trình AGM-86 là vào năm 2011, thử nghiệm tiếp theo diễn ra 1 năm sau đó. Kết quả cho thấy các thiết bị điện tử bị tác động bởi vi sóng không có khả năng hồi phục.

Hiện nay, Mỹ đang dự kiến đặt thiết bị phát vi sóng vào tên lửa hành trình JASSM-ER có tầm bắn gần 1.000 km.

Nhờ kích thước nhỏ gọn và công nghệ tàng hình nên JASSM-ER rất khó bị phát hiện bởi radar. Ngoài ra, tầm bay thấp của nó cũng gây khó khăn trong việc ngắm bắn của đối phương.

Một vài năm trước đây, vũ khí vi sóng dự kiến được đưa vào phục vụ trong năm 2016. Mặc dù ngân sách hạn chế đang ảnh hưởng tiêu cực tới chương trình CHAMP nhưng kế hoạch ra mắt vũ khí vi sóng vào năm 2016 có vẻ khá lạc quan.

Theo phòng thí nghiệm nghiên cứu Không quân Mỹ (AFRL), không có một trở ngại kỹ thuật nào trong việc triển khai máy phát vi sóng vào tên lửa JASSM-ER.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại