Nga nối lại thử nghiệm Bulava sau khi bắn xịt

Sau vụ thử nghiệm tên lửa Bulava thất bại hồi tháng 9/2013, Nga sẽ tiếp tục cho tên lửa này thử nghiệm trên tàu ngầm lớp Borei vào cuối năm 2014.

Thông tin này được hãng Itar-Tass ngày 13/8 dẫn nguồn từ Hải quân Nga cho biết, tên lửa đạn đạo Bulava sẽ được phóng đi từ các tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei là Alexander Nevsky và Vladimir Monomakh, trong tháng 9 hoặc tháng 10/2014.

Theo kế hoạch trước đó, tàu ngầm hạt nhân Vladimir Monomakh dự kiến thực hiện việc thử nghiệm tên lửa Bulava vào tháng 8, hoặc tháng 9 năm nay, còn tàu ngầm Yuriy Dolgorukiy vào tháng 10. Trong khi tàu Alexander Nevsky không có trong kế hoạch thử nghiệm tên lửa Bulava.

Việc thử nghiệm tên lửa Bulava trên tàu ngầm lớp Borei đã bị Nga đình chỉ để điều tra nguyên nhân sau vụ phóng thử thất bại hồi tháng 9/2013.

Tên lửa Bulava trong một lần thử nghiệm

Tên lửa Bulava trong một lần thử nghiệm

Được thiết kế bởi Viện công nghệ nhiệt Moscow dưới sự chỉ đạo của Tổng công trình sư Yury Solomonov, Bulava đã được phát triển từ cuối năm 1990 để hay thế cho các tên lửa đạn đạo tàu ngầm nhiên liệu rắn R-39 đã cũ.

Bulava là loại tên lửa liên lục địa hoạt động bằng nhiên liệu rắn được trang bị cho tàu ngầm tên lửa lớp Borei. Trong tương lai Bulava, cùng với 2 loại tên lửa liên lục địa đất liền RS-12MRS-24 sẽ là xương sống cho lực lượng tên lửa chiến lược của Nga.

Theo dự kiến của Nga, 3 chiếc tàu ngầm lớp Borei đầu tiên là Vladimir Monomakh, Yuriy Dolgorukiy và Alexander Nevsky mỗi tàu sẽ được trang bị 16 tên lửa Bulava, sau đó 5 chiếc tàu ngầm giai đoạn tiếp theo sẽ được trang bị 20 tên lửa mỗi tàu.

Bulava có chiều dài 12.1m, đường kính 2m và nặng 36.8 tấn. Loại tên lửa này được thiết kế để bay trong 3 giai đoạn, 2 giai đoạn đầu dùng các khối nhiên liệu rắn trong khi giai đoạn cuối dùng nhiên liệu lỏng để tăng cường khả năng cơ động trong quá trình tách các đầu đạn hạt nhân phóng đến mục tiêu.

Bulava có thể được bắn từ vị trí nghiêng và trong lúc tàu ngầm đang chuyển động. Do quỹ đạo bay không quá cao nên Bulava còn được gọi là tên lửa đạn đạo lưỡng tính.

Tên lửa Bulava được thiết kế có thể mang 6 đầu đạn hạt nhân có khả năng tái nhập khí quyển tấn công đa mục tiêu - MIRV, tuy nhiên sức chứa tối đa của nó lên tới 10 đầu đạn loại này với khả năng tấn công các mục tiêu độc lập.

Tầm bắn tối đa của Bulava đạt 9.000km. Và theo các nhà thiết kế của Viên công nghệ nhiệt Moscow cũng đưa ra một phiên bản đặc biệt của Bulava chỉ mang 1 đầu đạn duy nhất nhưng sức công phá lên đến 500 kiloton, dùng để tấn công những mục tiêu trọng điểm, cần phá hủy triệt để.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại