Máy bay, tên lửa giúp Việt Nam 'chắn bão giông, ngăn nắng lửa'

Từ đầu thập niên 80, tình hình biên giới Việt Nam chịu nhiều áp lực. Hoàn cảnh đất nước khi đó khó khăn, đúng như lời bài hát đất nước "sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa".

Trong thời gian này, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam nhiều vũ khí hiện đại, đặc biệt là hệ thống phòng không – không quân.

Dưới đây là một số hệ thống vũ khí điển hình:

Máy bay, tên lửa giúp Việt Nam 'chắn bão giông, ngăn nắng lửa'
 

Máy bay tiêm kích MiG-21bis là thế hệ MiG-21 cuối cùng do Liên Xô thiết kế và đưa vào sử dụng từ năm 1972. So với các phiên bản cũ từng được Việt Nam sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ, MiG-21bis được trang bị động cơ có lực đẩy lớn hơn, các hệ thống điện tử, radar… được cải tiến đảm bảo khả năng hoạt động khi thời tiết xấu.

Về vũ khí, MiG-21bis mang một pháo 23mm loại GSh-23L với cơ số đạn 200 viên, 4 giá treo có thể mang tối đa 2 tấn vũ khí gồm tên lửa không đối không R-3S/R-3M/R-3R/R-60, rocket và bom... Giữa năm 1979, những chiếc MiG-21bis đầu tiên do Liên Xô viện trợ được trang bị cho Trung đoàn không quân 921 và dần dần trở thành tiêm kích đánh chặn chủ lực của Không quân nhân dân Việt Nam suốt hơn 30 năm.

Máy bay, tên lửa giúp Việt Nam 'chắn bão giông, ngăn nắng lửa'
 

Máy bay tiêm kích bom Su-22 là phiên bản xuất khẩu của Su-17 trong biên chế Không quân Liên Xô, được sản xuất từ 1969-1990. Su-22 được trang bị động cơ turbojet AL-21F3, vũ khí gồm 2 khẩu pháo 30mm loại NR-30 với cơ số đạn 80 viên/khẩu, 2 giá phóng tên lửa và 10 điểm treo cứng trên cánh và thân có thể mang tối đa 4,2 tấn vũ khí gồm tên lửa không đối không R-60, tên lửa không đối đất Kh-23/Kh-25ML/Kh-29T, tên lửa chống radar Kh-28, rocket và bom các loại...

Giữa năm 1979, những chiếc Su-22 đầu tiên do Liên Xô chuyển giao được trang bị cho Trung đoàn không quân 923. Su-22 đóng vai trò chủ yếu trong nhiệm vụ tác chiến đối đất và đối biển của Không quân nhân dân Việt Nam trong một thời gian dài và là loại máy bay chiến đấu đầu tiên thực hiện tuần tiễu trên quần đảo Trường Sa. Ở Việt Nam, các phiên bản Su-22 được biết đến với định danh C-52 (Su-22M3) và C-54 (Su-22M4).

Máy bay, tên lửa giúp Việt Nam 'chắn bão giông, ngăn nắng lửa'
 

Trực thăng vũ trang Mi-24A là phiên bản được sản xuất hàng loạt giai đoạn đầu từ cuối thập niên 1960 với đặc điểm dễ nhận diện là mũi và buồng lái vuông với tổ bay 2 người phi công và xạ thủ hỏa lực ngồi song song. Mi-24A có tầm hoạt động 450 km, trần bay 4,5 km. Hệ thống vũ khí gồm đại liên Yak-B 12,7mm ở mũi, 6 giá vũ khí ở 2 cánh mang được 4 tên lửa chống tăng có điều khiển 9M17M Skorpion-M, 4 thùng rocket 57mm UB-32 và còn có thể chở theo một tiểu đội bộ binh.

Tháng 1/1980, phi đội trực thăng vũ trang Mi-24A đầu tiên được thành lập ở Trung đoàn không quân 916. Từ tháng 11/1984, Mi-24A tham gia nhiều trận chiến đấu hiệu suất cao trên chiến trường K, hỗ trợ đắc lực cho bộ binh truy quét tàn quân Khmer Đỏ.

Máy bay, tên lửa giúp Việt Nam 'chắn bão giông, ngăn nắng lửa'
 

Trực thăng chống ngầm Ka-25 được sản xuất hàng loạt và đi vào biên chế Hải quân Liên Xô từ giữa thập niên 1960. Ka-25 có tầm hoạt động 400 km, trần bay 3,3 km, tổ lái 4 người, được trang bị radar, sonar cùng nhiều khí tài định vị và dò tìm, mang được 1,9 tấn bom hoặc ngư lôi chống ngầm. Tháng 3/1979, những chiếc Ka-25 đầu tiên được chuyển giao cho Việt Nam, biên chế thuộc Trung đoàn không quân 916.

Máy bay, tên lửa giúp Việt Nam 'chắn bão giông, ngăn nắng lửa'
 

Trực thăng chống ngầm Ka-28 là phiên bản xuất khẩu của trực thăng Ka-27 do Liên Xô phát triển từ năm 1973 để thay thế cho Ka-25. Ka-28 có tầm hoạt động khoảng 980 km, trần bay 5 km, tổ lái 1-3 người, được trang bị khí tài định vị, dò tìm, mang được 4 tấn vũ khí gồm bom hoặc ngư lôi chống ngầm. Việt Nam tiếp nhận Ka-28 trong thập niên 1980 và biên chế cho Trung đoàn không quân hải quân 954.

Máy bay, tên lửa giúp Việt Nam 'chắn bão giông, ngăn nắng lửa'
 

Thủy phi cơ Be-12 được sản xuất hàng loạt và đi vào biên chế Hải quân Liên Xô từ đầu thập niên 1960. Be-12 có tầm hoạt động 3.300 km, trần bay 8 km, tổ lái 4 người, được trang bị radar, sonar cùng nhiều hệ thống định vị và dò tìm, mang được là 1,5 tấn bom hoặc ngư lôi chống ngầm. Tháng 4/1982, phi đội Be-12 đầu tiên được trang bị cho Việt Nam, biên chế thuộc Trung đoàn không quân 933. Trong ảnh là thủy phi cơ Be-12 của Ukraine.

Máy bay, tên lửa giúp Việt Nam 'chắn bão giông, ngăn nắng lửa'
 

Máy bay vận tải An-26 được sản xuất hàng loạt và trang bị cho quân đội Liên Xô từ đầu thập niên 1970. An-26 có tầm bay tối đa 2.500 km, trần bay 7,5 km, tổ lái 5 người và có khả năng mang khoảng 9 tấn hàng.

Cuối năm 1980, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam 2 máy bay AN-26 đầu tiên làm nhiệm vụ chuyển tiếp chỉ huy trên không và từ đầu 1981, hàng chục chiếc khác được chuyển giao, trang bị cho Trung đoàn không quân 918.

An-26 đã được Không quân nhân dân Việt Nam sử dụng tích cực vào các nhiệm vụ vận tải phục vụ các chiến trường. Đặc biệt từ tháng 3/1984, các tổ bay An-26 đã trực tiếp tham gia nhiều trận ném bom, hỗ trợ bộ binh truy quét tàn quân Khmer Đỏ trên chiến trường K.

Máy bay, tên lửa giúp Việt Nam 'chắn bão giông, ngăn nắng lửa'
 

Hệ thống tên lửa phòng không vác vai tầm thấp 9K38 Igla-1M là phiên bản xuất khẩu của hệ thống 9K18 Igla được trang bị cho quân đội Liên Xô năm 1983. Igla-1M sử dụng đạn tên lửa tầm nhiệt 9M39 có tầm xa 5,2 km và tầm cao 3,5 km. Hệ thống Igla-1M được trang bị cho Việt Nam năm 1987 với định danh “A87”.

Máy bay, tên lửa giúp Việt Nam 'chắn bão giông, ngăn nắng lửa'
 

Hệ thống tên lửa phòng không cơ động tầm thấp 9K31 Strela-1 được đưa vào biên chế quân đội Liên Xô từ năm 1968. Strela-1 được trang bị 4 ống phóng đặt trên xe thiết giáp trinh sát BRDM-2 với 4 đạn tên lửa tầm nhiệt 9M31/9M31M có tầm xa 4,2 km và tầm cao 3,5 km.

Máy bay, tên lửa giúp Việt Nam 'chắn bão giông, ngăn nắng lửa'
 

Hệ thống tên lửa phòng không cơ động tầm thấp 9K35 Strela-10 được đưa vào biên chế quân đội Liên Xô từ năm 1969 để thay thế cho hệ thống Strela-1. Strela-10 sử dụng hệ thống dẫn bắn quang học/hồng ngoại và được trang bị 4 ống phóng đặt trên xe lội nước MT-LB với 4 đạn 9M37 có tầm xa 5 km và tầm cao 3,5 km. Hệ thống Strela-10 được trang bị cho Việt Nam năm 1989 với định danh “A89”.

Máy bay, tên lửa giúp Việt Nam 'chắn bão giông, ngăn nắng lửa'
 

Hệ thống tên lửa phòng không cơ động tầm trung 2K12 Kub được phát triển từ 1958 và đưa vào trang bị cho quân đội Liên Xô từ năm 1976. Hệ thống Kub được trang bị radar 1S91 có khả năng bắn mục tiêu và điều khiển tên lửa ở cự ly 28 km, dàn phóng được đặt trên khung xe GM-578 mang 3 đạn tên lửa 3M9 với đầu đạn 59 kg, tầm xa 24 km và tầm cao 14 km.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại