Mạng lưới phòng không “khủng” của Mỹ trong Thế chiến 2 (P3)

Anh Dũng |

(Soha.vn) - Trong phần cuối, chúng ta hãy cùng điểm qua một số loại pháo phòng không cỡ nòng lớn được Quân đội Mỹ sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ 2.

Mạng lưới phòng không “khủng” của Mỹ trong Thế chiến 2 (P1)

Mạng lưới phòng không “khủng” của Mỹ trong Thế chiến 2 (P2)

Đầu Thế chiến thứ 2, các đơn vị phòng không Lục quân Mỹ không được biên chế những loại pháo phòng không hạng trung hiện đại. Pháo phòng không 76,2mm M3 với số lượng 807 khẩu không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ bởi có đặc tính kỹ thuật thấp, phức tạp trong khai thác và chất liệu sản xuất chứa nhiều hàm lượng kim loại đắt tiền.

Pháo phòng không 76,2mm M3 được chế tạo vào năm 1930 trên cơ sở pháo phòng không M1918 (pháo phòng thủ ven bờ). Khác với M1918, M3 được trang bị khóa nòng bán tự động, chiều dài lớn hơn và thay đổi đường rãnh xoắn. Bệ pháo được chế tạo trên cơ sở trụ với hàng loạt các dầm chịu lực dài được bao bọc bởi lưới dạng tổ ong. Bệ pháo rất thuận tiện cho kíp pháo thủ làm việc, nhưng việc lắp ráp và tháo dỡ khi thay đổi địa điểm bố trí rất phức tạp và tốn nhiều công sức, thời gian.

Cự ly bắn mục tiêu trên không của M3 khoảng 9.000m. Với trọng lượng 7620 kg, M3 hoàn toàn xứng đáng là pháo hạng nặng bởi nếu so sánh với pháo phòng không 76mm của Liên Xô (trọng lượng 3750 kg) mẫu năm 1931 (3-K) thì trọng lượng của M3 nặng gấp 2 lần, tuy nhiên về hiệu quả tác chiến thì M3 lại thua xa, trong khi đó giá cả đắt đỏ hơn nhiều pháo của Nga. Sơ tốc của viên đạn pháo nặng 5,8 kg đạt 853 m/s.

Đến thời điểm Mỹ tham chiến vào năm 1941, những khẩu pháo lạc hậu M3 tham gia bảo vệ Philippines trước các cuộc tấn công từ Nhật Bản. Một trong số những khẩu pháo này vẫn còn được lưu giữ lại trong các khu vực khác của Thái Bình Dương, phục vụ tác chiến đến năm 1943.

Pháo phòng không 76,2mm M3 được trưng bày tại công viên ở Chicago. Sau khi pháo 76,2mm M3 bị thay thế bằng các loại pháo hiện đại hơn, một số khẩu “thần công” này tham gia chiến dịch tuyên truyền nâng cao tinh thần cho người dân. Pháo được diễu hành khắp các thành phố lớn của Mỹ và trưng bày ở các công viên, viện bảo tàng.

Ngay từ đầu chiến sự khi phát hiện ra M3 phòng không không hiệu quả, bắt đầu từ năm 1942 M3 đã bị thay thế bằng pháo phòng không 90mm M1. Việc lựa chọn pháo mới M1 xuất phát từ trọng lượng của các loại đạn pháo được coi là giới hạn để người lính bình thường có thể điều khiển và tiếp đạn dễ dàng.

Pháo phòng không 90mm M1. M1 có các đặc tính cao, đạn nổ mảnh trọng lượng 10,6 kg, nòng pháo dài 4,5m, sơ tốc đạn 823 m/s, độ cao đạt được 10.000m, trọng lượng pháo trong trạng thái chiến đấu 8.618 kg. M1 là vũ khí phòng không để lại những ấn tượng rất tuyệt vời nhưng quy trình sản xuất nó lại khá phức tạp, đặc biệt về kết cấu bệ pháo.

Vào tháng 5/1941 xuất hiện biến thể sản xuất hàng loạt của M1A1, có động cơ trợ động điện tử và kính ngắm kết nối thiết bị tính toán mà góc ngắm bắn nằm ngang và nâng có thể được thiết lập một cách tự động theo tín hiệu. Ngoài ra, M1A1 có cơ cấu đẩy lò xo để tăng tốc độ bắn, nhưng kết cấu của cơ cấu đẩy không thuận tiện nên pháo thủ thường tháo rời nó. 

Pháo phòng không 90mm M1A1 trên chiến trường. Giữa năm 1941, pháo phòng không 90mm bắt đầu được chế tạo. Ngoài chức năng tiêu diệt mục tiêu trên không nó còn thực hiện nhiệm vụ phòng thủ ven bờ. Đây là sự thay đổi hoàn toàn về kết cấu bởi trước đó, nòng pháo không thể hạ xuống dưới 0 độ. Với sự nỗ lực không ngừng của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ, mô hình mới của pháo phòng không 90mm M2 đã được sản xuất vào năm 1942 với các đặc tính hoàn toàn khác như giá hỏa lực thấp dựa vào 4 dầm cơ sở khi bắn. Trọng lượng của pháo trong trạng thái chiến đấu giảm xuống còn 6.000kg.

Pháo phòng không 90mm M2. Với kết cấu cấu mới, kíp pháo thủ dễ dàng điều khiển, rút ngắn thời gian chuẩn bị vào trạng thái chiến đấu, một số pháo được trang bị tấm giáp bảo vệ không lớn. M2 có cơ cấu nạp đạn tự động với thiết bị lắp đặt đầu nổ và bộ phận đẩy. Nhờ vậy, việc lắp đặt đầu nổ được triển khai nhanh và chính xác hơn, tốc độ bắn tăng đến 28 phát/phút. Vào năm 1944, M2 được trang bị đạn với đầu nổ vô tuyến và thiết bị radar SCR-268. Do đó, pháo M2 có thể phát hiện máy bay ở cự ly đến 36 km với độ chính xác theo cự ly 180m và theo góc phương vị 1,1 độ.

Trạm radar SCR-268. Đến tháng 8/1945, ngành công nghiệp Mỹ đã sản xuất 7.831 pháo phòng không 90mm với các biến thể khác nhau. Một số được lắp đặt tại các vị trí cố định, trên tháp pháo bọc thép chuyên dụng chủ yếu tại các khu vực căn cứ hải quân.

Súng máy Browning M1917 khai hỏa

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Bạn là người yêu màu xanh áo lính, bạn có đam mê tìm hiểu các loại vũ khí - khí tài trang thiết bị quân sự cũng như chiến thuật - chiến lược - chiến sử của quân đội các nước trên thế giới và muốn có nơi để thể hiện những hiểu biết của mình.

Hãy gửi bài cho chúng tôi theo địa chỉ quansu@soha.vn Chúng tôi sẽ duyệt để đăng tải và trả nhuận bút cho bạn trong vòng 24 giờ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại