Lý giải Nga sơ tán căn cứ hải quân khỏi Syria

Trong một động thái bất ngờ, Nga đã quyết định rút toàn bộ nhân viên quân sự và dân sự phi ngoại giao khỏi Syria. Động thái đó bao gồm sơ tán toàn bộ căn cứ hậu cần hải quân tại hải cảng ở Địa Trung Hải là Tartus, đôi khi được gọi là một trong những lý do chủ yếu giải thích tại sao Nga cương quyết ủng hộ nhà lãnh đạo Syria, ông Bashar al-Assad.

Một phát ngôn viên Bộ quốc phòng Nga được tờ nhật báo kinh doanh Vedomosti trích dẫn ngày 26/6 nói rằng: “Chúng ta không còn nhân viên quân sự hay dân sự nào ở Syria; cũng không còn huấn luyện viên quân sự được cử đến làm việc với các đơn vị quân đội chính quy của Syria”.

Căn cứ hậu cần hải quân Tartus, căn cứ quân sự duy nhất ở ngoài khu vực Liên Xộ trước đây, như vậy trên thực tế đã đóng cửa.

Thứ trưởng ngoại giao Nga đồng thời là đặc phái viên về Trung Đông, Mikhail Bogdanov đã khẳng định trong một cuộc phỏng vấn với một tờ báo của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông quả quyết rằng căn cứ quân sự đó, có khoảng 70 kỹ thuật quân sự phục vụ cung ứng cho các tầu chiến của Nga đến neo đậu ở đó, không còn ý nghĩa chiến lược đối với Nga. Ông cho biết: “Đó chỉ là cơ sở kỹ thuật nhằm bảo dưỡng các tầu chiến hoạt động ở Địa Trung Hải”.

 Tầu chiến Admiral Panteleyev của Nga neo đậu tại cảng Limassol của Đảo Ship
Tàu chiến Admiral Panteleyev của Nga neo đậu tại cảng Limassol của Đảo Ship

Câu trả lời đó dường như không phù hợp. Câu hỏi rõ ràng là: Tại sao lại từ bỏ căn cứ Tartus vào thời điểm này trong lúc sự hiện diện hải quân của Nga ở Địa Trung Hải chưa bao giờ lớn như hiện nay?

Đầu tháng này Tổng thống Putin của Nga đã tuyên bố rằng Nga sẽ duy trì một hàm đội thường trực ở khu vực, lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô cũ bị sụp đổ cách đây hơn 20 năm.

Tổng thống nói: “Đây là một khu vực có tầm quan trọng về chiến lược và chúng ta có nhiệm vụ thực thi những nhiệm vụ ở đó nhằm nhằm bảo đảm an ninh quốc gia cho Liên bang Nga". Trong vòng hơn 1 năm qua, hải quân Nga đã và đang liên tục tổ chức các cuộc tập trận ở phía đông Địa Trung Hải và hiện tại có một lực lượng 16 tầu đang làm nhiệm vụ ở khu vực.

Vladimir Sotnikov, chuyên gia tại Viện nghiên cứu phương Đông ở Moscow nói rằng: “Lý do đầu tiên và rất có khả năng nhất cho việc đóng cửa căn cứ đó là Nga không muốn mạo hiểm mạng sống của 70 nhân viên quân sự đang đóng ở Tartus”.

Ông Sitnikov nói thêm rằng: “Giờ đây khi sáng kiến mặt trận trong cuộc nội chiến ở Syria còn nằm trong tay chế độ Assad, Nga có lẽ lo ngại sẽ có một số vụ khiêu khích [của quân nổi dậy] chống lại công dân của chúng tôi.

Một lý do khác có thể có là nhằm giúp thúc đẩy tiến trình đàm phán hòa bình Geneva-2. Chúng tôi có thông tin cho rằng Nga, Mỹ và Liên Hợp Quốc đã nhất trí với nhau về một công thức tổ chức cuộc thương lượng. Vì vậy có lẽ Nga muốn gạt bỏ ấn tượng cho rằng lập trường của Nga xuất phát từ một số mong muốn duy trì căn cứ quân sự này”.

Ông Sitnikov cho biết thêm: “Dù sao đi nữa thì các tầu chiến của Nga vẫn có điều kiện đến Hy Lạp để tiếp liệu và sửa chữa. Vả lại đến đó lại an toàn hơn vào thời điểm này”.

Kể từ đầu năm nay Nga cũng tổ chức sơ tán khoảng 30.000 dân thường sinh sống ở Syria, và ngày 27/6 Bộ dịch vụ khẩn cấp cho biết họ đã đưa được 130 công dân Nga ra khỏi Latakia, một khu ở phía Tây bắc Syria và đưa họ về nước.

Các nhà phân tích khác của Nga cũng đồng ý rẳng, bất kỳ lý do gì cho việc rút hết nhân viên thì điều đó không phải là tín hiệu có sự thay đổi nào trong lập trường cứng rắn, ủng hộ Assad mà ông Putin gần đây nhất đã tái khẳng định tại hội nghị thượng đỉnh G8 trong tuần trước ở Bắc Ireland.

Sergei Strokan, một nhà bình luận quan hệ quốc tế của tờ nhật báo ủng hộ giới kinh doạnh ở Msscow, Kommersant nói rằng: “Lập trường của Nga vẫn không thay đổi. Trên thực tế nó đang cứng lên rất nhiều”.

“Lý do đằng sau vụ sơ tán này có lẽ tựu trung ở vấn đề an ninh. Tầm quan trọng của căn cứ hải quân đó đã bị báo chí phương Tây thổi phồng quá mức. Đây không phải là một vấn đề gì lớn. Vì vậy tôi cho rằng cách suy nghĩ là tại sao lại mạo hiểm một vài sự cố lớn về việc quân nổi dậy có thể mở các cuộc tấn công vào người Nga vào thời điểm tế nhị này khi mọi hy vọng đều trông chờ vào hội nghị hòa bình mới ở Geneva?”  Ông Strokan kết luận.

Lập trường của Nga: Nghiêm túc về vấn đề chủ quyền

Nguyên tắc trung tâm người Nga đưa ra cho việc chống lại sự can thiệp của nước ngoài ở Syria là chủ quyền - quyền lực tối thượng của mỗi nhà nước trong việc quyết định những vấn đề thuộc phạm vi lãnh thổ của nước đó.

Người Nga lập luận rằng các nước phương Tây đang theo đuổi những lợi ích địa chính trị của riêng họ dưới vỏ bọc “quyền bảo vệ” nhân đạo được họ cho là còn cao hơn cả chủ quyền của một nước. Moscow coi mình có nghĩa vụ phải ngăn chặn các âm mưu đó.

Một số chuyên gia nói rằng mối lo sợ cơ bản của Nga là bất kỳ một tiền lệ nào cho phép thế lực bên ngoài thay đổi chế độ tại một nước bị xung đột làm tê liệt như Syria có thể một ngày nào đó được sử dụng làm lập luận có lợi cho một sự can thiệp của bên ngoài vào chính nước Nga.

Với hàng vạn người biểu tình chống chính quyền đổ ra các đường phố ở Moscow trong những tháng gần đây, thì đó không phải chỉ là mối bận tâm mang tính học thuật.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại