Không quân Trung Quốc chưa phải đối thủ của Nhật Bản

Không quân Trung Quốc vẫn khó là đối thủ của Nhật Bản do yếu kém trong cảnh báo sớm, phương pháp tác chiến hay sử dụng máy bay tiếp dầu.

Ngày 11/1/2013, Bộ Quốc phòng Trung Quốc vừa xác nhận những chiếc tiêm kích J-10 được phái đi nhằm làm đối trọng với F-15 của Nhật xuất hiện trên biển Hoa đông, tại khu vực tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku.

Trong cuộc tranh chấp, cả 2 bên đều cho thấy quyết tâm và không bên nào sẵn sàng xuống thang. Mọi xung đột ở quần đảo này nếu có chắc chắn sẽ bao gồm không chiến có thể ở quy mô lớn. Lực lượng Không quân có bề dày lịch sử Nhật Bản sẽ bị một người mới đầy tham vọng thách thức.

Thế mạnh của Trung Quốc

Trong những năm gần đây, lực lượng Không quân Trung Quốc đã có những bước tiến đáng kể với hơn 500 máy bay chiến đấu hiện đại với 200 chiếc J-10, 270 chiếc J-11 cũng như một số Su-27/30.

Ngoài ra, Trung Quốc còn sử dụng nhiều loại máy bay thế hệ cũ như 400 chiếc tiêm kích hạng nhẹ J-7. Một số nguồn tin cho hay, nhiều chiếc J-7 có thể được điều khiển từ xa và hoạt động như “tên lửa hành trình”.

Trong khi đó, lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) chỉ có khoảng 153 chiếc F-15J, 63 chiếc Mitsubishi F-2A và hơn 80 chiếc F-4 Phantom.

Xét về số lượng chiến đấu, Trung Quốc hơn hẳn Nhật Bản.

Mặc dù Không quân Trung Quốc có số lượng áp đảo Nhật Bản, nhưng nhiều chuyên gia vẫn nhận định Trung Quốc vẫn chưa đủ lực lượng để áp đặt và duy trì ưu thế trên không so với Nhật Bản ở khu vực tranh chấp.

“Trong ngắn hạn, Nhật Bản có ưu thế đáng kể. Tuy nhiên người Trung Quốc vẫn có thể tạo ra những thách thức đáng kể cho người Nhật trong việc thống trị bầu trời ở khu vực tranh chấp,” bà Oriana Mastro, chuyên viên nghiên cứu tại Trung tâm An Ninh Mới của Mỹ nói.

Theo bà Oriana Mastro, một thách thức đối với Nhật Bản là khả năng giám sát thường xuyên khu vực tranh chấp. Tokyo khó có thể xác định ý định của Bắc Kinh khi Hải quân và Không quân Trung Quốc hoạt động thường xuyên hơn.

Thật vậy, Tokyo đã xác định việc giám sát liên tục là nhiệm vụ ưu tiên. “Việc chương trình quốc phòng giữa nhiệm kỳ từ tháng 3/2011 cho đến tháng 3/2015 cân nhắc sử dụng máy bay không người lái là một phần trong kế hoạch cảnh báo và giám sát xung quanh đất nước chúng tôi”, đại diện Bộ Quốc phòng Nhật Bản trả lời câu hỏi tạp chí Filight Global qua thư điện tử.

Nhật có ý định mua RQ-4 để tăng cường giám sát khu vực tranh chấp.

“Chúng tôi cũng đang nghiên cứu tính hiệu quả và khả năng triển khai của máy bay không người lái cùng với khả năng tương thích với những trang thiết bị hiện có. Chúng tôi cũng chú ý tới xu hướng công nghệ hiện nay”, ông này nói thêm.

Mặc dù Tokyo từ chối bình luận về chương trình cụ thể, một số nguồn tin vẫn cho biết Nhật Bản tỏ ra hứng thú với mẫu RQ-4N giám sát biển được tập đoàn Northrop Grumman phát triển cho Hải quân Mỹ.

3 điểm yếu của Không quân Trung Quốc

Các chuyên gia quân sự thế giới cũng cho rằng Bắc Kinh ở vị trí bất lợi nếu không chiến với Nhật Bản.

“Họ có thể điều vài chiếc J-10 ra và bay cùng F-15 của Nhật nhưng liệu họ có thể đảm bảo kéo dài hoạt động này trong thời gian dài bằng máy bay tiếp dầu?”, chuyên gia quân sự giấu tên đặt câu hỏi.

“Trung Quốc có kinh nghiệm hạn chế trong việc sử dụng máy bay tiếp dầu H-6U trong khi Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng phi đội Boeing KC-767,” vị này nói thêm.

Một điểm yếu khác của Bắc Kinh là hệ thống cảnh báo sớm (AEW&C). Máy bay cảnh báo sớm KJ-200 dựa trên mẫu máy bay vận tải Y-8 cũng như KJ-2000 dựa trên  Ilyushin Il-76 đều chưa qua thử nghiệm, trong khi Nhật Bản sử dụng 4 chiếc máy bay cảnh báo sớm E-767 vừa được nâng cấp cũng như 13 chiếc E-2C Hawkeyes.

Máy bay cảnh báo sớm đường không E-767 của Nhật Bản.

Ngoài ra, phương thức tác chiến của Nhật Bản mang tính độc lập cao hơn so với Trung Quốc.

“Trong cuộc chiến, Nhật Bản sẽ có nhận thức tốt hơn về tính huống hiện tại. Phi công Nhật Bản cũng được độc lập tác chiến trong khi máy bay Trung Quốc sẽ phải tác chiến theo kiểu đánh chặn theo điều khiển từ mặt đất (GCI)”, một nguồn tin nhận định.

Bà Mastro cho rằng những căng thẳng hiện nay sẽ không thay đổi xu hướng mua sắm dài hạn của cả Trung Quốc và Nhật Bản trong việc xây dựng không quân. Theo bà Mastro, vấn đề của Mỹ và đồng minh ở Thái Bình Dương là cần phải ra những quyết định mua sắm đúng để có thể cung cấp sự ngăn chặn Trung Quốc vào những năm 2030.

Bà Mastro cho hay: “Trung Quốc có thể tạo ra những thách thức mà không cần bắt kịp, họ không cần bắt kịp để đạt được những thắng lợi chính trị. Với sức mạnh không quân nghiêng về phía có lợi cho Trung Quốc, Bắc Kinh có thể sẵn sàng sử dụng vũ lực”.

Dỗi Mỹ, Hàn Quốc không tham gia tập trận Hổ Mang Vàng 2013?

Ngày 31/1/2013, thông tấn xã Hàn Quốc Yonhap News đưa tin cho biết Thủy quân lục chiến của quân đội nước này sẽ không tham gia cuộc tập trận thường niên lớn nhất tại khu vực Thái Bình Dương mang tên Hổ Mang Vàng.

Vì sao Trung Quốc "hào phóng" với quân đội Campuchia?

Những lợi ích về kinh tế lẫn quân sự mà Trung Quốc “đổ” vào Campuchia có nguy cơ sẽ là nguyên nhân dẫn đến bất đồng quan điểm của khối liên minh các nước Khu vực Đông Nam Á.

Thái Lan "lộ" biến thể pháo phản lực bắn xa nhất ĐNA

Viện Công nghệ Quốc phòng (DTI) trực thuộc Bộ Quốc phòng Thái Lan đã giới thiệu biến thể mới pháo phản lực tầm siêu xa DTI-1.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại