Israel chậm trễ, tàu sân bay Ấn Độ không có tên lửa phòng không

Tuân Việt |

(Soha.vn) - Phải mất ít nhất 3 năm nữa tàu sân bay Vikramaditya mà Ấn Độ mới được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa do Israel phát triển.

Tàu sân bay Vikramaditya (trước đây là tàu Đô đốc Gorshkov của Nga) dự kiến cuối năm nay sẽ đi vào hoạt động trong Hải quân Ấn Độ, tuy nhiên, do sự chậm trễ từ phía nhà sản xuất tên lửa của Israel nên trong vòng ít nhất ba năm nữa, con tàu sẽ chưa có được khả năng phòng không hoàn thiện.

Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí thế giới (TSAMTO) đăng tải thông tin từ tờ Business Standard của Ấn Độ cho hay, do chậm trễ, con tàu sẽ được trang bị hệ thống tên lửa phòng không hải quân Barak-8 (LR-SAM) sau khi tiến hành lần bảo dưỡng định kỳ đầu tiên vào năm 2017. Như vậy, hệ thống phòng không của tàu sân bay Ấn Độ sẽ chỉ hoạt động đầy đủ trong khoảng năm 2017-2018.

	Tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ sẽ được đưa vào biên chế trong năm nay.

Tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ sẽ được đưa vào biên chế trong năm nay.

Theo hợp đồng với Rosoboronexport, tàu sân bay Vikramaditya sẽ được trang bị pháo phòng không tự động 6 nòng 30 mm AK-630. Ngoài ra, hệ thống phòng không của tàu còn được lên kế hoạch lắp đặt tổ hợp tên lửa của Iseaerl nhưng dự án đã bị trì hoãn trong thời gian khá lâu.

Đầu năm 2007, sau nhiều tháng đàm phán căng thẳng, Ấn Độ và Israel đã ký một thỏa thuận để cùng phát triển một biến thể hoàn tên mới của tên lửa phòng không Barak với tên gọi Barak II hay Barak 8 để trang bị cho quân đội cả hai quốc gia. Theo hợp đồng, liên doanh ba bên gồm Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) Ấn Độ, Hải quân Ấn Độ, và Tập đoàn công nghiệp Israel IAI sẽ phối hợp sản xuất các tên lửa phòng không này, trong đó IAI sẽ tài trợ 50 % chi phí.

	Tên lửa phòng không Barak-8.

Tên lửa phòng không Barak-8.

Tháng 12 năm 2012, Ấn Độ đã quyết liệt yêu cầu Israel thúc đẩy việc thực hiện các dự án lớn trong lĩnh vực quốc phòng, trong đó có chương trình phát triển hai tổ hợp tên lửa phòng không với tổng giá trị 130 tỷ rúp (tương đương 2,4 tỷ USD).

Thảo luận về các vấn đề hợp tác song phương đã được tổ chức trong kỳ họp thứ 10 của Nhóm công tác về Hợp tác Quốc phòng.

Phía Ấn Độ đã bày tỏ mối quan tâm của mình đối với sự chậm trễ hai năm trong việc phát triển tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa Barack-8 (LR-SAM). Chi phí của chương trình tên lửa LR-SAM với tầm bắn 70 km để trang bị cho tàu sân bay Vikramaditya là 26,06 tỉ rúp (khoảng 460 triệu USD).

	Ống phóng tên lửa Barack 8.

Ống phóng tên lửa Barack 8.

Theo Business Standard, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) Ấn Độ có kế hoạch tiến hành thử nghiệm toàn diện tổ hợp tên lửa LR-SAM lần đầu tiên trong tháng 8 năm nay. Radar và hệ thống điều khiển hỏa lực của hệ thộng đã được thử nghiệm trong năm vừa qua.

Tổ hợp tên lửa Barack-8 được thiết kế để tiêu diệt các máy bay chiến đấu, tên lửa chống tàu, và UAV của đối phương.

Mỗi tổ hợp tên lửa này bao gồm 8 ống phóng tên lửa. Tên lửa Barack-8 có chiều dài khoảng 4,5 m, đường kính 0,54 m, sải cánh 0,94 m và nặng 275 kg bao gồm cả đầu đạn 60 kg. Tên lửa có tốc độ tối đa Mach 2 và tầm bắn lên tới 70 km. Được biết chi phí của mỗi quả tên lửa khoảng 24 triệu USD.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục xin vui lòng gửi về email: tientruonghuong@vccorp.vn. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại