GPS và “cuộc chiến không gian” đầu tiên của thế giới - Kỳ 1

Công Thuận |

Công nghệ định vị toàn cầu dựa trên vệ tinh (GPS) đã chứng tỏ khả năng ghê gớm của nó trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.

CANH BẠC LỚN

25 năm trước, các lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu đã tiến hành cuộc “chiến tranh không gian” đầu tiên của thế giới khi họ đánh bật các binh sĩ Iraq ra khỏi Kuwait.

Mặc dù cuộc chiến thực sự không diễn ra trên những tầng cao của khí quyển, các hệ thống định vị toàn cầu dựa trên vệ tinh (GPS) đã đóng vai trò chủ chốt trong việc Liên quân đánh bại đội quân của cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein một cách nhanh chóng trong Chiến tranh Vịnh Persian (Persique) năm 1991.

Đặc biệt, nếu không có những “con mắt” quan sát trên quỹ đạo, quân đội Mỹ có lẽ sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều trong việc xác định thời điểm, thông tin liên lạc và định hướng giúp các lực lượng cùng những vũ khí của họ vượt qua hàng trăm km trên các chiến trường sa mạc có điều kiện địa hình thời tiết khắc nghiệt ở Kuwait và Iraq.


Nhờ GPS, Liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đã giành lợi thế lớn trước các lực lượng Iraq trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991.

Nhờ GPS, Liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đã giành lợi thế lớn trước các lực lượng Iraq trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991.

GPS có lẽ đã thay đổi các hình thức tác chiến và sớm trở thành một tài sản không thể thiếu đối với các nhà thám hiểm, vận động viên…

Trên thực tế, các hệ thống dẫn đường trở nên quá phổ biến, đến mức mà Lầu Năm Góc đã và đang phải đầu tư hàng chục triệu đô la để giúp quân đội vượt qua sự phụ thuộc quá lớn vào công nghệ này.

Những tín hiệu tương đối yếu của GPS thường không đáng tin cậy và dễ bị nhiễu, còn được gọi là "sự gây nhiễu".

Điều này đã khiến Cơ quan Nghiên cứu các Dự án Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) của Mỹ bắt đầu phát triển những thiết bị trợ giúp định hướng cho các hoạt động khi không thể truy cập các dữ liệu từ vệ tinh.

Nhờ GPS, Liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đã giành lợi thế lớn trước các lực lượng Iraq trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.

Tháng 1/1991, nhiều tháng sau khi cộng động đồng quốc tế cảnh báo về việc Iraq xâm lược và chiếm đóng nước láng giềng Kuwait, Mỹ và hơn chục quốc gia khác mở Chiến dịch Bão táp Sa mạc.

Theo đó, các cuộc không kích kéo dài nhiều tuần được thực hiện bởi những máy bay ném bom tàng hình, những quả bom “thông minh” được định hướng bằng laser nhằm vào các mạng lưới thông tin liên lạc, nhà máy chế tạo vũ khí và lọc dầu của Iraq.

Tuy nhiên, việc xóa sạch các lực lượng của ông Hussein ra khỏi Kuwait đòi hỏi phải có bộ binh tham chiến, một viễn cảnh khó khăn đối với các thành viên của Liên minh vốn không quen với chiến tranh sa mạc.

Nhưng "sự ra đời của GPS đặc biệt đúng lúc đối với các lực lượng Mỹ trong Chiến tranh vùng Vịnh, giúp Liên minh có lợi thế lớn trước các lực lượng Iraq, chủ yếu để giải quyết câu hỏi lâu đời: 'Tôi đang ở đâu, và Tôi sẽ ở đâu'?

Thông tin đó là đặc biệt quan trọng khi có rất ít điểm mốc hay điểm đối chiếu (điểm chuẩn) trên sa mạc", Đại tá Anthony Mastalir, Phó Chỉ huy Phi đội Không gian số 50, Bộ Tư lệnh Không gian thuộc lực lượng không quân Mỹ đóng tại Căn cứ Không quân Schriever ở Colorado nói.

Schriever là nơi có trạm kiểm soát chính được sử dụng để xác định các quỹ đạo vệ tinh GPS của Mỹ và cập nhật những chỉ lệnh điều hướng của họ.

Mặc dù vậy, quân đội Mỹ đã phải đối mặt với một số thách thức khi chiến dịch trên bộ bắt đầu vào ngày 24/2/1991.

Để bắt đầu, các đơn vị pháo binh của Mỹ được giao nhiệm vụ nã pháo vào các hệ thống phòng thủ của đối phương và dọn đường cho bộ binh, vốn theo truyền thống cần một ngày hoặc lâu hơn để khảo sát chiến trường và thiết lập trận địa.

Nhờ có GPS, khó khăn này đã không xuất hiện ở Kuwait. Trong khi đó, các xe tăng, xe tải, và những phương tiện bọc thép khác của bộ binh Mỹ cơ động rất nhanh, có khả năng di chuyển lên tới 50 km/giờ.

Tốc độ như vậy đòi hỏi súng pháo binh phải được triển khai, nã pháo và di chuyển đến vị trí tiếp theo một cách nhanh chóng.

Nếu không làm được điều đó có nghĩa là bộ binh sẽ không nhận được sự yểm trợ pháo binh một cách đầy đủ trước khi tấn công các lực lượng Iraq.

Những lo ngại rằng đối phương sẽ dùng đến vũ khí hóa học chống lại bộ binh của Liên minh chỉ nhấn mạnh sự cần thiết của việc yểm trợ pháo binh hiệu quả. Lầu Năm Góc đã dựa vào GPS giúp xác định vị trí, đường hướng cơ động chính xác để giải quyết vấn đề này.

Một thách thức khác liên quan đến một thành phần quan trọng trong chiến lược trên bộ của Mỹ - đưa bộ binh và pháo binh vào những khu vực có ít sự thù địch hơn (khu vực an toàn hơn) trên sa mạc để đánh vào sườn và bao vây các lực lượng Iraq.

GPS đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp bộ binh “định vị thông qua bản đồ địa hình các vị trí mà quân Iraq không thèm bảo vệ vì họ nghĩ rằng không ai có thể tìm ra cách để vượt qua đó”, Thiếu tá Không quân đã nghỉ hưu và từng là người đứng đầu đơn vị phân tích chiến dịch của Phi đội Tác chiến Không gian số 2 trong Chiến tranh vùng Vịnh Marc Drake cho biết.

Quyết định của quân đội Mỹ nhằm dựa vào GPS là một canh bạc lớn trong Chiến tranh vùng Vịnh Persian, vì một nhóm GPS hoạt động đầy đủ đòi hỏi phải có 24 vệ tinh, điều mà Mỹ sẽ không đạt được cho đến tháng 4/1995.

Vào đầu năm 1991, Hệ thống NAVSTAR của Không quân Mỹ chỉ bao gồm 16 vệ tinh, và 6 trong số này đã được nghiên cứu và phát triển sâu hơn nhằm mục đích hỗ trợ tác chiến.

Không giống như độ bao phủ GPS 24/7 ngày nay, các vệ tinh trong nhóm NAVSTAR ban đầu chỉ được bố trí để cung cấp tín hiệu trong 19 giờ/ngày.

Mặc dù có độ chính xác trong vòng 16 m, cung cấp hoặc nhận tín hiệu tốt hơn so với các hệ thống GPS trước đó vốn có độ sai số lên đến vài km, nhưng nó không thể so sánh với các hệ thống GPS hiện nay với độ chính xác đến từng cm.

Ngoài các vấn đề về tín hiệu, các máy thu GPS cũng bị thiếu hụt trong cuộc chiến vùng Vịnh 1991. Ban đầu, chỉ có 550 máy thu GPS PSN-8 Manpack được chế tạo.

Tuy nhiên sau đó, bộ binh Mỹ may mắn nhận đủ số thiết bị Manpack vốn nặng 8 kg và chi phí 45.000 USD/chiếc này để gắn trên các phương tiện của họ.

Một lựa chọn thứ hai, dễ mang theo hơn máy thu GPS cỡ nhỏ và nhẹ (SLGR), nặng 1,8kg AN/PSN-10 hay còn gọi là "slugger". Quân đội Mỹ đã có khoảng 3.500 thiết bị SLGR do công ty Trimble Navigation chế tạo để sử dụng trong Chiến tranh vùng Vịnh.

"Bạn có lẽ đã nghe những câu chuyện về việc các nhân viên Không quân, Hải quân và Lục quân nhờ bố mẹ gửi những thiết bị thu GPS dân sự để họ có thể tìm đường ra khỏi những khu vực lạ", Drake, người hiện đang là quản lý việc hỗ trợ hoạt động phương tiện không gian tại Schriever nói.

Họ sẽ gắn các thiết bị này trên xe Humvee hay xe tăng của mình bằng dây Velcro, đinh vít hoặc băng keo khi cơ động qua vùng lãnh thổ không quen thuộc.

Kỳ cuối: “Định vị” chiến thắng

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại