"Điểm mặt" vũ khí khủng Nhật mua năm 2013

Theo Kiến Thức |

Nhật vừa thông báo tăng cường ngân sách quốc phòng, chế tạo và mua sắm những loại vũ khí khủng nhằm nâng cao sức mạnh quân sự.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản mới công bố kế hoạch chi tiêu ngân sách quốc phòng năm 2013 vào ngày 29/1. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới đang chưa có dấu hiệu khởi sắc nhưng sau 11 năm, lần đầu tiên Chính phủ Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng thêm 50 tỷ yên, lên mức 4,75 nghìn tỷ yên.

Trong dự toán ngân sách quốc phòng Nhật chỉ rõ: Do môi trường an ninh xung quanh phát sinh nhiều biến hóa, vấn đề phi hạt nhân hoá trên bán đảo Triều Tiên ngày càng khó dự đoán, tranh chấp biển đảo ngày càng trở lên căng thẳng khiến Nhật không thể không cảnh giác.

Tàu khu trục lớp 25DD được chế tạo trên cơ sở tàu khu trục lớp Akizuki.

Tuy nhiên, phần hết sức quan trọng, thu hút sự chú ý của các chuyên gia quân sự trên thế giới là quy hoạch phát triển vũ khí trang bị của Nhật năm 2013. Phần quy hoạch này chỉ rõ, chính quyền Nhật Bản cần phải tăng cường khả năng thu thập thông tin tình báo; cảnh giới, giám sát và bảo đảm an ninh khu vực lãnh hải phía Tây Nam đất nước. Để nâng cao khả năng phòng vệ các cụm đảo, Bộ quốc phòng Nhật Bản cần phải từng bước nâng cao năng lực vận tải, tính cơ động, khả năng phòng không, tấn công mạng thông tin và tấn công tên lửa đạn đạo.

Tàu rà quét lôi viễn dương thế hệ mới cỡ 690 tấn.

Ngoài các loại vũ khí khủng đã đề nghị mua năm 2012 như F-35A Block3, máy bay trinh sát chống ngầm P-8A Poseidon và một số vũ khí khác tự chế tạo, trong nội dung nâng cao khả năng thu thập thông tin tình báo; cảnh giới, giám sát khu vực lãnh hải phía Tây Nam Nhật Bản, dự toán ngân sách của xứ sở hoa anh đào xác định sẽ đầu tư phát triển rất nhiều loại vũ khí khác nhau.

Tàu ngầm thông thường lớp “Soryu” có lượng giãn nước 4000 tấn khi lặn.

Thứ nhất, Nhật phân bổ 70,1 tỷ yên để đóng mới 1 tàu khu trục hạng nặng thế hệ mới có lượng giãn nước trên 5000 tấn thuộc lớp 25DD. Siêu khu trục hạm này được đóng mới hoàn toàn trên cơ sở khung thân của tàu khu trục lớp Akizuki. Nó sẽ được trang bị hệ thống động cơ tua bin khí và tua bin khí - điện liên hợp. Đồng thời, nó sẽ là tàu khu trục đầu tiên ở châu Á sử dụng hệ thống động cơ này, giúp tàu nâng cao khả năng tiết kiệm nhiên liệu, kéo dài thời gian hành trình trên biển. Ngoài ra, nó còn được trang bị hệ thống chỉ huy tác chiến và các loại vũ khí tiên tiến nhất.

Tên lửa bờ đối hạm thế hệ mới Type 12

Hai loại trang bị được phát triển tiếp theo Nhật sẽ đầu tư 53,1 tỷ yên để đóng mới 1 tàu ngầm lớp “Soryu” có lượng giãn nước 2900 tấn (khi lặn 4000 tấn) được chế tạo trên cơ sở tàu ngầm lớp “Oyashio”. Ngoài bắt tay đóng mới một chiếc, hải quân Nhật sẽ tiếp tục đặt mua thêm 9 chiếc nữa để đến năm 2015, Nhật sẽ có thêm 10 tàu ngầm thông thường trên 4000 tấn, đưa khả năng tác chiến ngầm lên một tầm cao mới.

Pháo tự hành thế hệ mới Nhật sẽ trang bị trong năm 2013.

Một khoản chi nữa trong nội dung ngân sách quốc phòng của Nhật đó là đầu tư 1,3 tỷ yên phát triển một loại tên lửa hạm đối hạm mới để thay thế loại tên lửa đối hạm Type 90 mà hiện hải quân Nhật vẫn đang sử dụng. Đồng thời, Nhật giảm bớt chi phí đầu tư phát triển loại tên lửa bờ đối hạm Type 12. Đây là loại tên lửa bờ đối hạm thế hệ mới của Nhật được phát triển trên cơ sở khung gầm của loại tên lửa đất đối không Type 03.

Ngoài ra, Nhật còn đóng mới một tàu rà quét lôi viễn dương 690 tấn để thay thế tàu rà quét lôi cũ “Yaeyama" sẽ ngừng sử dụng để duy trì khả năng dọn dẹp thủy lôi, bảo đảm hành trình viễn dương.

Thiết bị hiển thị mới trên mũ đội đầu của phi công F-15.

Nội dung trọng yếu thứ 2 được đề cập trong dự toán ngân sách của Nhật là “nâng cao khả năng cảnh giới, giám sát khu vực lãnh hải và cụm đảo phía Tây Nam Nhật Bản” sẽ tập trung nâng cao khả năng giám sát, cảnh giới từ trên không. Cụ thể, Nhật sẽ chi 10,1 tỷ yên để thay thế toàn bộ các trang bị trinh sát và tác chiến điện tử trên 4 máy bay cảnh báo sớm E-767 trong năm 2013 và sẽ tiếp tục tiến hành với các máy bay còn lại vào năm 2014.

Radar phòng thủ tên lửa mới cải tiến trên cơ sở radar FPS-7.

Đồng thời, Nhật còn sử dụng 8,9 tỷ yên để thay thế 2 trạm radar cảnh giới, giám sát kiểu cố định (FPS-7) đặt ở Takada - Miyazaki và trên đảo Miyako (Miyakojima). Đây là loại radar phòng thủ chống tên lửa đạn đạo Trung Quốc được Nhật cải tiến trên cơ sở loại radar FPS-7. Ngoài ra, Nhật sẽ chi 40,9 tỷ yên để mua 2 máy bay trinh sát chống ngầm P-1.

Đặc biệt, Nhật có một khoản đầu tư dành cho công tác nghiên cứu, phát triển các loại máy bay không người lái (UAV), mua sắm, triển khai và bảo dưỡng các loại UAV trinh sát chiến lược tầm cao, tầm xa như Golbal Hawk của Mỹ trong phân bổ ngân sách lần này.

Nhật cũng đặt mua UAV trinh sát chiến lược RQ-4 Global Hawk của Mỹ.

Nhật cũng tiến hành một số hạng mục hiện đại hóa các máy bay chiến đấu hiện có của mình. Không quân Nhật sẽ đầu tư 12,2 tỷ yên để thay thế trang bị mới cho 6 chiếc F-15. Ví dụ như Nhật thay thế thiết bị hiển thị trên mũ đội đầu của phi công; Đồng thời nâng cấp khả năng không chiến cho 12 chiếc F-2 và trang bị cho 11 chiếc F-2 loại bom điều khiển chính xác liên hợp (JDAM).

F-2 sẽ được trang bị bom điều khiển chính xác JDAM.

Để thực hiện nội dung thứ 3 là nâng cao khả năng vận tải và tính cơ động, Nhật sẽ mua 11 xe thiết giáp bánh lốp Tye 96, 45 xe thiết giáp hạng nhẹ và 1 máy bay trực thăng đa dụng UH-60JA. Nhằm nâng cao khả năng tác chiến chống đổ bộ, Nhật cũng sẽ mua 4 xe thiết giáp lưỡng thê (thiết giáp có khả năng vượt biển đổ bộ) để tăng cường cho lực lượng đồn trú trên các đảo trong năm nay.

Nhật sẽ mua thêm 4 xe thiết giáp lưỡng thê AAV-7.

Một nội dung cũng rất đáng chú ý là, để nâng cao khả năng tác chiến phòng thủ tên lửa, Nhật sẽ sử dụng nguồn kinh phí 28,3 tỷ yên cho các hạng mục phòng thủ tên lửa trong năm 2013. Biện pháp cụ thể bao gồm: Nhật hợp tác với Mỹ để cải tạo, nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa BMD trên 2 tàu khu trục Aegis và tiếp tục nghiên cứu triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa SM-3.

Nhật sẽ mua 4 chiếc F-35A BLOCK3 của Mỹ.

Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, Nhật vẫn quyết định đẩy mạnh công nghiệp hàng không vũ trụ quân sự, đầu tư kinh phí 35,9 tỷ yên cho lĩnh vực này. Trong đó, Nhật tập trung vào nghiên cứu, hiện đại hóa hệ thống chỉ huy tác chiến C4ISR. Thêm vào đó, Nhật cử các nhân viên quân sự sang học tập các học viện hàng không vũ trụ quân sự Mỹ để phục vụ công tác kết nối với hệ thống vệ tinh giám sát của Mỹ trong năm nay.

Sau Nga, lính Mỹ cũng sử dụng hệ thống dù kiểu mới

Ngày 29/1/2013, quân đội Mỹ đã tiến hành diễn tập tại căn cứ Fort Bragg trong đó đã sử dụng hệ thống dù nhảy kiểu mới với mã hiệu là T-11.

“Át chủ bài” chống tàu chiến của Không quân Nhật Bản

Trong 3 chiến đấu cơ chủ lực của Nhật Bản, duy nhất tiêm kích Mitsubishi F-2 là có khả năng mang vũ khí chính xác cao tấn công mục tiêu trên mặt biển.

Quân đội Ấn Độ "giật gấu, vá vai"

Ấn Độ có thể chuyển động cơ nội địa Kaveri dùng cho tiêm kích có người lái sang cho UAV sau khi động cơ UAV không đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại