Điểm mặt các chiến đấu cơ của Liên Xô trong Không lực Hoa Kỳ (P2)

Tuân Việt |

(Soha.vn) - MiG-29, Su-27, MiG-25, MiG-17…là những chiến đấu cơ nổi tiếng của Liên Xô mà Không quân Mỹ đã từng có được trong biên chế của mình.

MiG-17F

Sau khi tiến hành các cuộc thử nghiệm đối với tiêm kích MiG-21F, Không quân Mỹ đã thực hiện chương trình thử nghiệm hai chiếc chiến đấu cơ MiG-17F, cũng do phía Israel cung cấp.

Tháng 01 năm 1969, người Mỹ bắt đầu chương trình thử nghiệm mang tên “Have Drill” với chiếc MiG-17F thứ nhất và trong tháng 03 họ bắt đầu chương trình nghiên cứu “Have Ferry” với chiếc MiG-17F còn lại. Cả hai máy bay đều được đánh số và dấu hiệu của Không quân Mỹ nhưng vẫn giữ lại màu sơn của Không lực Syria (Israel thu được các máy bay MiG-17 trong các cuộc giao chiến với Syria). Chiếc MiG-17F thứ nhất mang số hiệu 055, còn chiếc thứ hai mang số hiệu 002 (cả hai đều được đánh số ở Israel).

MiG-17F trong chương trình Have Drill.

MiG-17F trong chương trình Have Ferry.

Sau khi tiến hành các cuộc thử nghiệm, chiếc MiG-17F Have Drill (số hiệu 55) đã được đưa trở lại Israel vào năm 1969 và sau này đã được chuyển tới bảo tàng bên cạnh chiếc MiG-21 Doughnut. Còn còn chiếc MiG-17F Have Ferry (số hiệu 002) sau khi hoàn thành các bài kiểm tra còn lại ở Mỹ, máy bay đã bị rơi trong một tai nạn.

Báo cáo về chương trình thử nghiệm MiG-17.

 
 
 
 
 
 

MiG-17 trong các chương trình thử nghiệm của Không quân Mỹ.

MiG-23

Tiêm kích phản lực thế hệ thứ ba MiG-23 là máy bay tiêm kích đầu tiên của Liên Xô trang bị radar phát hiện, theo dõi, khóa, ngắm bắn và tiêu diệt mục tiêu ở ngoài tầm nhìn và tên lửa ngoài tầm nhìn.

Sau MiG-21 và MiG-17, Mỹ đã rất mong muốn có cơ hội được đánh giá hiệu suất của MiG-23. Vào năm 1970, Ai Cập đã cung cấp cho Hoa Kỳ một số máy bay MiG-23MS của mình và Hoa Kỳ cũng nhận được MiG-23 từ Trung Quốc trong một cuộc trao đổi vũ khí. Trung Quốc cũng đã phát triển những chiếc MiG-23MS thành loại tiêm kích Shenyang J-8II của riêng mình. Theo thống kê không chính thức, trong giai đoạn này, Mỹ đã nhận được khoảng 16 chiếc MiG-21MF, 02 chiếc MiG-21U, 02 Su-20, 06 MiG-23MS, 06 MiG-23BN và 02 máy bay trực thăng Mi-8.

Chiếc MiG-23MS mà Ai Cập cung cấp cho Mỹ đã được đưa tới Căn cứ Không quân Edwards để hoàn thiện lắp ráp và thử nghiệm. Sau đó nó được đưa tới Groom Lake là trung tâm thử nghiệm chính nghiên cứu kỹ lưỡng các máy bay chiến đấu của Liên Xô với độ bí mật cao hơn tại Edwards.

Tại Mỹ, những chiếc tiêm kích MiG-23MS và những biến thể khác thu được sau khi nước Đức hợp nhất đã giúp cho người Mỹ đánh giá được chương trình vũ khí của quân đội Liên Xô. Các phi công Mỹ thử nghiệm MiG-23 đều nhận thấy rằng nó có tốc độ nhanh hơn những chiếc F-16 và F/A-18.

Sau khi hoàn thành các cuộc thử nghiệm, các tiêm kích MiG-23MS đã được đưa vào biên chế trong Phi đội máy bay chiến đấu 4477 của Không lực Hoa Kỳ.

MiG-23MS trong Phi đội 4477.

MiG-23MS trong Phi đội 4477.

MiG-23MS trong Phi đội 4477.

MiG-23BN tại Bảo tàng Hàng không Brussels.

MiG-25

Mikoyan-Gurevich MiG-25 (tiếng Nga: МиГ-25, định danh NATO: Foxbat) là một máy bay tiêm kích đánh chặn, trinh sát và ném bom siêu thanh, được thiết kế bởi Phòng thiết kế Mikoyan-Gurevich của Liên Xô.

Câu chuyện Nhật Bản “bị tấn công” bởi MiG-25P đã được biết đến rộng rãi. Ngày 6 tháng 9 năm 1997, một phi công PVO là Viktor Belenko, đã đào ngũ sang Phương Tây, chiếc MiG-25P Foxbat-A của anh này đã hạ cánh tại sân bay Hakodate của Nhật Bản. Mặc dù chiếc MiG-25P này cũng được trao trả lại phía Liên Xô, nhưng trước đó nó đã được tháo ra và nghiên cứu cẩn thận từng chi tiết để phân tích bởi Bộ phận công nghệ tại nước ngoài của Không quân Hoa Kỳ, tại căn cứ không quân Wright-Patterson.

Kết quả kiểm tra làm người Mỹ cảm thấy thất vọng bởi tính năng kỹ thuật máy bay MiG-25 mà họ phát hiện chỉ ngang bằng máy bay chiến đấu F-4 của Mỹ và nó không phải là đối thủ ngang tầm đối với các loại máy bay chiến đấu như F-15 và F-16 mới nhất mà Mỹ nghiên cứu, chế tạo ra.

Vì vậy, ngày 12/11, Mỹ đã trả lại cho Liên Xô chiếc MiG-25 theo yêu cầu.

Trong tháng 7 năm 2003, tại căn cứ không quân Iraq Al-Takkadum người Mỹ đã phát hiện ra một chiếc MiG-25RB (số hiệu 25105) bị chôn vùi dưới cát. Máy bay đã được chuyển giao cho căn cứ Không quân Wright-Patterson. Sau khi nghiên cứu chiếc máy bay được chuyển giao cho Bảo tàng Không quân Mỹ tại Dayton, Ohio.

MiG-25 được tìm thấy ở căn cứ Không quân Al-Takkadum.

 

MiG-25 được tìm thấy ở căn cứ Không quân Al-Takkadum.

MiG-29

MiG-29 là máy bay tiêm kích phản lực thế hệ 4 được thiết kế để đối đầu với những loại máy bay tiêm kích mới của Hoa Kỳ như F-16 Fighting Falcon, và F/A-18 Hornet.

Vào năm 1997, Mỹ đã mua của Cộng hòa Moldova các máy bay huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi MiG-29UB gồm 14 chiếc loại 9-13 và 6 chiếc loại 9-12 theo hiệp định Hợp tác chống mối đe dọa từ bên ngoài.

 

Một phần lý do mà Mỹ mua những máy bay này là để ngăn chặn chúng sẽ được bán cho Iran. Cuối năm 1991, những chiếc MiG-29 đã được chuyển cho Trung tâm tình báo không trung và không gian quốc gia (NASIC) tại Căn cứ không quân Wright-Patterson. Trong số những chiếc MiG-29 mà Mỹ mua của Moldova có một chiếc hiện đang trưng bày tại Căn cứ không quân Nellis, Nevada, trong màu sơn của Liên Xô.

MiG-29 Fulcrum-C tại căn cứ Không quân Nellis, được mua từ nước Cộng hòa Moldova

MiG-29 9-12 tại căn cứ không quân Wright-Patterson

Su-27

Su-27UB của công ty Pride Aircraft Ucraina.

Su-27 xuất hiện ở Mỹ sau sự tan rã của Phi đội máy bay chiến đấu 4477. Mỹ đã mua 02 chiếc huấn luyện – chiến đấu cơ Su-27UB từ một công ty hàng không Ukraina. Máy bay đã trải qua sửa chữa, trong đó chúng đã tháo dỡ các thiết bị và thay đổi ngôn ngữ hiển thị bằng tiếng Anh. Hai chiếc Su-27 đều được sơn lại theo màu sơn của Không quân Ukraina và được cấp chứng nhận bởi Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) trong tháng 12/2009.

 
 

Ngoài các chiến đấu cơ kể trên, Không lực Hoa Kỳ cũng đã từng sở hữu rất nhiều máy bay của Không quân Xô Viết như MiG-29, Su-22, Su-20, Su-7…

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại