Đằng sau top 10 kỷ lục bắn tỉa hiện nay

Nhật Huy |

Danh sách dưới đây là top 10 kỷ lục bắn tỉa có khoảng cách xa nhất hiện nay. Từ danh sách này, chúng ta có thể thấy những xu hướng chính của bắn tỉa hiện đại.

 

9 trong 10 kỷ lục này được thực hiện rất gần đây, sau năm 2002, chủ yếu trong 2 cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan, cho thấy những tiến bộ công nghệ đã tạo những tác động rõ rệt đến hiệu quả của lính bắn tỉa. Những tiến bộ này rất đa dạng, từ các loại súng, đạn mới, cho đến các thiết bị ngắm quang học, máy tính đạn đạo sử dụng các thông số của mục tiêu và môi trường để tính toán phương án khai hỏa tối ưu, thiết bị đo tốc độ gió, đo khoảng cách…

Một máy tính đạn đạo được kết nối với máy đo gió
Một máy tính đạn đạo được kết nối với máy đo gió

Ngoại trừ vị trí thứ 10 được thực hiện từ thế kỷ 19, tất cả các kỷ lục còn lại được đều được thực hiện với các loại đạn lớn, và mới phổ biến gần đây, là 12,7mm và 8,6mm. Đây có thể xem là bước phát triển đóng vai trò quan trọng nhất trong bắn tỉa.

Trong suốt một thời gian dài, không có thay đổi nhiều về loại đạn bắn tỉa được sử dụng trong quân đội các nước. Và chúng không khác biệt lắm về kích thước so với loại đạn được sử dụng cho các loại súng trường tự động thông thường của bộ binh. Đối với Liên Xô, loại đạn thường được dùng là 7.62x54mm, đối với Mỹ là 7.62x63mm hoặc 7.62x51mm. Phải đến đầu thập niên 90, đạn cỡ 12,7mm mới bắt đầu được sử dụng trong bắn tỉa và đến cuối thập niên đó, đạn cỡ 8,6mm, một loại đạn hoàn toàn mới, bắt đầu phổ biến. Hiệu quả của sự thay đổi đó được thể hiện rất rõ.

Denel NTW-20 có thể bắn đạn cỡ 14,5mm của Liên Xô, tương tự với loại 12,7mm của Mỹ
Denel NTW-20 có thể bắn đạn cỡ 14,5mm của Liên Xô, tương tự với loại 12,7mm của Mỹ
Súng bắn tỉa Dragunov của Liên Xô sử dụng đạn cỡ 7,62x54mm
Súng bắn tỉa Dragunov của Liên Xô sử dụng đạn cỡ 7,62x54mm
Từ trái qua: 7,62x54, 7,62x51, 7,62x39 (cho AK-47)
Từ trái qua: 7,62x54, 7,62x51, 7,62x39 (cho AK-47)

Có đến 5 trong số 10 kỷ lục được lập trong cuộc chiến tại Afghanistan, bao gồm cả 3 vị trí đầu tiên. Có 1 số lí do cho các con số này. Thứ nhất, Afghanistan có địa hình khá trống trải như đồi núi, sa mạc, thích hợp cho vai trò của lính bắn tỉa ở cả 2 phe. Thứ 2, tầm bay của viên đạn chịu ảnh hưởng của độ cao. Phần lớn giao tranh diễn ra tại vùng núi cao, nơi có không khí loãng hơn, cho phép tăng tầm bắn hiệu quả của súng bắn tỉa.

Binh nhất Rob Furlong, người giữ vị trí thứ 2
Binh nhất Rob Furlong, người giữ vị trí thứ 2

Ngoài ra, cuộc chiến tại Afghanistan là một cuộc chiến có sự tham gia đông đảo của các lực lượng đặc nhiệm. Hầu như mọi thành viên của NATO đều gửi đơn vị của mình đến đây. Do đó nó còn được gọi là "Olympic của các lực lượng đặc nhiệm". Đa số lính đặc nhiệm đều được huấn luyện qua về bắn tỉa ngay cả khi họ không phải phải là lính bắn tỉa chuyên biệt.

Điểm đáng chú ý cuối cùng là ảnh hưởng của giới dân sự với sự phát triển của bắn tỉa. Có đến 8 trên 10 kỷ lục được thực hiện với vũ khí được chế tạo bởi các 3 công ty tư nhân là International Accuracy (Anh), và McMillan, Barret (Mỹ).

Những công ty này có điểm chung là được thành lập bởi những cá nhân thuộc giới mê súng, họ khởi đầu công ty với mục đích ban đầu là thỏa mãn đam mê của mình. Gale McMillan, cha đẻ của hãng McMillan, bắt đầu việc kinh doanh bằng sản xuất phụ kiện cho súng để phục vụ cho những kỳ thi xạ thủ mà mình tham gia. International Accuracy cũng được thành lập bởi 1 nhóm cá nhân gồm người thiết kế súng, xạ thủ môn bắn súng…Hay Ronnie Barrett có ý tưởng phát triển khẩu Barrett M82 khi mới 28 tuổi, và cũng hoàn toàn từ đam mê cá nhân mà không có bất kì nguồn tài trợ nào.

 	Lính bắn tỉa Anh với súng của International Accuracy

Lính bắn tỉa Anh với súng của International Accuracy

Cộng đồng người mê súng đã đóng vai trò là động lực lớn cho sự phát triển của bắn tỉa trong thời gian qua. Những người này có thể chi hàng chục ngàn dollar cho vũ khí, đạn dược, trang thiết bị, thuê trường bắn, tập luyện…để thỏa mãn niềm đam mê của mình. Cộng đồng này tạo ra một thị trường cho các công ty tư nhân như Barrett, McMillan thử nghiệm các ý tưởng mới của mình. Và sau khi thành công với thị trường dân sự, những ý tưởng mới này sẽ dễ dàng được giới quân sự chấp nhận hơn.

Clip quảng cáo cho một chương trình huấn luyện xạ thủ cho dân thường:

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại