ẢNH: Đoàn Bộ Quốc phòng xem tàu ngầm Trường Sa thử nghiệm

Đoàn làm việc của Viện thiết kế tàu quân sự thuộc Bộ Quốc phòng đã rất ngạc nhiên trước những bước tiến mà ông Hòa làm được với tàu ngầm Trường Sa

Sáng ngày 24/3/2014, đoàn làm việc của Viện Thiết kế tàu quân sự thuộc Bộ Quốc phòng đã có chuyến tham quan, khảo sát chiếc tàu ngầm Trường Sa 1 do doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa (Thái Bình) tự chế tạo. (Trong ảnh: Đoàn làm việc gặp ông Nguyễn Quốc Hòa tại xưởng sản xuất của doanh nhân này).

Sáng ngày 24/3/2014, đoàn làm việc của Viện Thiết kế tàu quân sự thuộc Bộ Quốc phòng đã có chuyến tham quan, khảo sát chiếc tàu ngầm Trường Sa 1 do doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa (Thái Bình) tự chế tạo. (Trong ảnh: Đoàn làm việc gặp ông Nguyễn Quốc Hòa tại xưởng sản xuất của doanh nhân này).

Về thành phần đoàn làm việc bao gồm Viện trưởng Đào Ngọc Thạch, cùng với Viện phó Phạm Chí Linh, cùng nhiều chuyên gia trong viện. (Ông Nguyễn Quốc Hòa giới thiệu tỉ mĩ về nguyên lý hoạt động, cách bố trí của con tàu, cũng như động cơ, hệ thống không khí tuần hoàn cho Viện phó Viện thiết kế tàu quân sự Phạm Chí Linh)
Về thành phần đoàn làm việc bao gồm Viện trưởng Đào Ngọc Thạch, cùng với Viện phó Phạm Chí Linh, cùng nhiều chuyên gia trong viện. (Ông Nguyễn Quốc Hòa giới thiệu tỉ mĩ về nguyên lý hoạt động, cách bố trí của con tàu, cũng như động cơ, hệ thống không khí tuần hoàn cho Viện phó Viện thiết kế tàu quân sự Phạm Chí Linh)
Các chuyên gia cho biết, họ vẫn thường xuyên theo dõi thông tin về tàu ngầm Trường Sa trên báo chí, và đến thời điểm này, họ mới công nhận chiếc tàu của ông Hòa có hình dạng đáp ứng được những nguyên lý cơ bản của tàu ngầm.
Các chuyên gia cho biết, họ vẫn thường xuyên theo dõi thông tin về tàu ngầm Trường Sa trên báo chí, và đến thời điểm này, họ mới công nhận chiếc tàu của ông Hòa có hình dạng đáp ứng được những nguyên lý cơ bản của tàu ngầm.
Đồng thời, các chuyên gia của Viện Thiết kế tàu quân sự nhận định, hệ thống kiểm soát hoạt động của con tàu được chế tạo rất tinh vi, hiện đại và tính tự động hóa cao. (Ông Nguyễn Quốc Hòa giới thiệu chức năng, tác dụng của hệ thống van, đồng hồ, đèn báo hiệu bên trong tàu ngầm).
Đồng thời, các chuyên gia của Viện Thiết kế tàu quân sự nhận định, hệ thống kiểm soát hoạt động của con tàu được chế tạo rất tinh vi, hiện đại và tính tự động hóa cao. (Ông Nguyễn Quốc Hòa giới thiệu chức năng, tác dụng của hệ thống van, đồng hồ, đèn báo hiệu bên trong tàu ngầm).
Sau khi giới thiệu các tính năng và nguyên lý hoạt động của con tàu, ông Nguyễn Quốc Hòa bắt đầu đóng nắp tàu và khởi động máy. Ban đầu động cơ tàu sử dụng không khí từ bên ngoài, do đó khói thoát ra từ ống xả.
Sau khi giới thiệu các tính năng và nguyên lý hoạt động của con tàu, ông Nguyễn Quốc Hòa bắt đầu đóng nắp tàu và khởi động máy. Ban đầu động cơ tàu sử dụng không khí từ bên ngoài, do đó khói thoát ra từ ống xả.
Sau khi vận hành hệ thống AIP, không còn khói thoát ra từ ống xả. Tàu bắt đầu vào chế độ tuần hoàn khí và lặn dần xuống bể thử nghiệm.
Sau khi vận hành hệ thống AIP, không còn khói thoát ra từ ống xả. Tàu bắt đầu vào chế độ tuần hoàn khí và lặn dần xuống bể thử nghiệm.
Trong khoảng thời gian gần 5 phút, con tàu đã chìm hoàn toàn xuống dưới nước, động cơ và chân vịt của tàu vẫn hoạt động bình thường.
Trong khoảng thời gian gần 5 phút, con tàu đã chìm hoàn toàn xuống dưới nước, động cơ và chân vịt của tàu vẫn hoạt động bình thường.
Theo các nhà kỹ thuật quân sự, điểm yếu nhất của con tàu này còn thoát ra quá nhiều khí CO2, tạo thành các bọt khí, nếu áp dụng vào công nghệ quốc phòng thì cần phải giải quyết vấn đề này để đảm bảo tính bí mật, tác chiến chiến lược.
Theo các nhà kỹ thuật quân sự, điểm yếu nhất của con tàu này còn thoát ra quá nhiều khí CO2, tạo thành các bọt khí, nếu áp dụng vào công nghệ quốc phòng thì cần phải giải quyết vấn đề này để đảm bảo tính bí mật, tác chiến chiến lược.
Sau khi nghiên cứu đủ khả năng lặn nổi của con tàu, đoàn công tác của Bộ Quốc phòng đề nghị ông Hòa cho tàu nổi và ra khỏi tàu để trao đổi công việc và những kết quả thu được.
Sau khi nghiên cứu đủ khả năng lặn nổi của con tàu, đoàn công tác của Bộ Quốc phòng đề nghị ông Hòa cho tàu nổi và ra khỏi tàu để trao đổi công việc và những kết quả thu được.
Ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết, đây sẽ là lần cuối cùng ông thử nghiệm trong chiếc bể này. Sau đó, ông dự định sẽ điều chỉnh lại một số tính năng và mang con tàu ra một hồ gần khu công nghiệp để thử nghiệm khả năng di chuyển của con tàu.
Ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết, đây sẽ là lần cuối cùng ông thử nghiệm trong chiếc bể này. Sau đó, ông dự định sẽ điều chỉnh lại một số tính năng và mang con tàu ra một hồ gần khu công nghiệp để thử nghiệm khả năng di chuyển của con tàu.
Nụ cười của doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa
Nụ cười của doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa
Viện trưởng Viện Thiết kế tàu quân sự Đào Ngọc Thạch (bên phải), Viện phó Phạm Chí Linh chụp ảnh kỷ niệm với ông Nguyễn Quốc Hòa và tàu ngầm Trường Sa.
Viện trưởng Viện Thiết kế tàu quân sự Đào Ngọc Thạch (bên phải), Viện phó Phạm Chí Linh chụp ảnh kỷ niệm với ông Nguyễn Quốc Hòa và tàu ngầm Trường Sa.
Hai tiến sĩ ngành đóng tàu và ngành vỏ được phân công nhiệm vụ giúp đỡ, hỗ trợ về mặt kỹ thuật, kiến thức, kinh nghiệm cho doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa nếu ông cảm thấy cần. Viện trưởng cho biết, Viện Thiết kế tàu quân sự sẽ theo sát và giúp đỡ chiếc tàu ngầm Trường Sa hết sức.
Hai tiến sĩ ngành đóng tàu và ngành vỏ được phân công nhiệm vụ giúp đỡ, hỗ trợ về mặt kỹ thuật, kiến thức, kinh nghiệm cho doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa nếu ông cảm thấy cần. Viện trưởng cho biết, Viện Thiết kế tàu quân sự sẽ theo sát và giúp đỡ chiếc tàu ngầm Trường Sa hết sức.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại