Quá khứ đẫm máu của viên kim cương nổi tiếng nhất nước Anh

Mỹ Huyền |

Viên kim cương Koh-i-Noor là một nỗi kinh hoàng thực sự, khi hầu như bất kì ai chạm vào nó đều có kết cục thảm khốc.

Koh-i-Noor (tiếng Ba Tư nghĩa là: Núi ánh sáng) khi chưa được mài giũa có trọng lượng 793 carat. Viên kim cương này đã chứng kiến sự xâm chiếm và sụp đổ của đế quốc Anh ở tiểu lục địa Ấn Độ.

Nhà sử học Anh William Dalrymple, đồng tác giả cuốn sách "Kohinoor: Câu chuyện về viên kim cương ô nhục nhất thế giới", đã nói:

"Đó là một câu chuyện bạo lực đến khó tin. Hầu như tất cả những người từng sở hữu nó hoặc chạm vào nó đều đi đến một kết cục khủng khiếp".

Quá khứ đẫm máu của viên kim cương nổi tiếng nhất nước Anh - Ảnh 1.

Viên kim cương Koh-i-Noor.

Những nạn nhân bị ngộ độc, bị tra tấn dã man, có người bị đập đầu bằng gạch, một người mù vì cây kim nóng. Một sự kiện khủng khiếp khác là người ta đã đổ chì nóng chảy lên vương miện của một hoàng tử Ba Tư, để ép anh ta khai ra vị trí của viên kim cương.

Các sử gia cho rằng viên kim cương được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ dưới vương triều Mughal. Ngày nay, nó được gắn trên vương miện của hoàng thái hậu Anh, đang được trưng bày ở Tháp Luân Đôn.

Vụ việc đầu tiên liên quan đến Koh-i-Noor xảy ra vào khoảng năm 1750, sau khi vua Ba Tư là Nader Shah xâm lược thủ đô Delhi của vương triều Mughal. Ông vua này đã cướp phá thành phố, lấy đi những kho báu huyền thoại như Peacock Throne, trong đó có viên kim cương Koh-i-Noor.

Quá khứ đẫm máu của viên kim cương nổi tiếng nhất nước Anh - Ảnh 2.

Peacock Throne là một cái ngai vàng, món đồ nội thất xa hoa nhất từng được làm ra. Nó giá trị gấp bốn lần ngôi đền Tal Mahal và được tạo nên từ những viên đá quý tốt hơn mà vương triều Mughal đã thu thập trên khắp Ấn Độ.

Bản thân viên kim cương Koh-i-Noor không quá nổi bật vào thời đó, vì những người thuộc vương triều Mughal ưa thích những viên đá quý màu sắc như hồng ngọc hơn loại trong suốt. Nó chỉ thực sự nổi tiếng sau khi bị người Anh chiếm lấy.

Sử gia William Dalrymple nhận xét: " Người ta biết đến Koh-i-Noor chỉ vì người Anh tạo ra rất nhiều phiền phức xung quanh nó".

Sau khi giành được độc lập năm 1947, Ấn Độ đã cố gắng trong vô vọng để lấy lại viên kim cương. Koh-i-Noor là chủ đề thường xuyên được nhắc đến khi quan chức hai nước gặp nhau.

Iran, Pakistan, thậm chí cả tổ chức Taliban ở Afghanistan cũng tuyên bố quyền sở hữu với viên kim cương, biến nó thành một rắc rối ngoại giao cho chính phủ Anh.

Trong những thế kỷ sau sự sụp đổ của vương triều Mughal, Koh-i-Noor đã được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như đồ chặn giấy của một học giả tôn giáo Đạo Hồi, hay gắn liền với chiếc băng đeo tay lấp lánh của một vị vua Sikh.

Quá khứ đẫm máu của viên kim cương nổi tiếng nhất nước Anh - Ảnh 3.

Viên kim cương sang tay người Anh vào giữa thế kỷ XIX, khi Anh giành kiểm quyền kiểm soát vương quốc của người Sikh ở Punjab, hiện vùng đất này bị chia giữa Ấn Độ và Pakistan.

Vua Sikh là Ranjit Singh đã giành được Koh-i-Noor từ một nhà lãnh đạo người Afghanistan, khi ông này đến Ấn Độ xin trú ẩn. Sau khi Ranji Singh qua đời năm 1839, chiến tranh giữa người Sikh và Anh nổ ra.

Người thừa kế của vua Ranjit, lúc đó mới 10 tuổi, đã giao viên kim cương cho người Anh như một phần của hiệp ước hòa bình chấm dứt chiến tranh. Sau đó, nó được trưng bày tại Đại Triển lãm Luân Đôn năm 1851 và lập tức nổi tiếng.

Quá khứ đẫm máu của viên kim cương nổi tiếng nhất nước Anh - Ảnh 4.

Với người Anh dưới thời đại Victoria, Koh-i-Noor trở thành biểu tượng cua sự chinh phục thuộc địa Ấn Độ. Kể từ khi nữ hoàng Victoria qua đời năm 1901, không có vị vua nước Anh nào mang viên kim cương được cho là bị nguyền rủa này.

Viên kim cương sau đó được gắn lên vương miện của hoàng hậu Alexandra, hoàng hậu Mary trước khi chuyển sang vương miện của hoàng thái hậu Elizabeth, tức là mẹ của nữ hoàng Elizabeth II.

Lần cuối cùng viên kim cương Koh-i-Noor ra khỏi lồng kính ở Tháp Luân Đôn là trong đám tang của hoàng thái hậu Elizabeth năm 2002, khi đó nó được đặt lên quan tài của bà.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại