HĐBA một lần nữa lập "Vùng cấm bay": Tướng Haftar ở Libya có chung số phận với Gaddafi?

Hoài Giang |

Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres cảnh báo các quốc gia liên quan tới cuộc chiến Libya: "Lệnh cấm vận vũ khí phải được thi hành". Một nghị quyết của HĐBA cũng được thông qua.

Hội đồng bảo an LHQ lại "tuyên chiến" ở Libya?

Ngày 11/6 tờ al-Jazeera dẫn tuyên bố của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres:

"Tất cả các quốc gia phải thực hiện nghiêm chỉnh lệnh cấm vận vũ khí của LHQ đối với Libya.

Việc này bao gồm các hoạt động vận chuyển vũ khí bất hợp pháp bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không, thúc đẩy cuộc chiến hiện tại ở quốc gia giàu dầu mỏ này".

Ông Guterres đã đưa ra tuyên bố nói trên trong một báo cáo hôm 10/6 trước khi Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA) nhất trí phê chuẩn một nghị quyết cho phép kiểm tra các tàu hàng tới Libya trong vòng một năm để thực thi lệnh cấm vận vũ khí.

HĐBA một lần nữa lập Vùng cấm bay: Tướng Haftar ở Libya có chung số phận với Gaddafi? - Ảnh 1.

Máy bay không người lái vũ trang (UCAV) Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ viện trợ trong tay lực lượng GNA tại Tripoli.

"Thời gian gần đây các chuyên gia của LHQ giám sát lệnh cấm vận vũ khí, một số quốc gia và các tổ chức trong khu vực đều đã báo cáo về việc chuyển giao vũ khí bất hợp pháp và các nguyên vật liệu liên quan vào và ra khỏi Libya" ông Guterres lưu ý.

"Việc không thực hiện nghiêm chỉnh tất cả các biện pháp liên quan đến cấm vận vũ khí đóng vai trò quan trọng trong việc làm leo thang tình hình xung đột) hiện nay.

Nó có tầm quan trọng quan trọng đặc biệt đối với việc bảo vệ thường dân và khôi phục an ninh và ổn định ở Libya và trong khu vực".

HĐBA một lần nữa lập Vùng cấm bay: Tướng Haftar ở Libya có chung số phận với Gaddafi? - Ảnh 2.

Một tuyến đường được cho là tàu hàng Trung Đông tới Thổ Nhĩ Kỳ và vận chuyển vũ khí đến Tripoli, Libya.

Leo thang xung đột không ngừng ở Libya

Cuộc nội chiến năm 2011 đã lật đổ và sau đó là cái chết của nhà lãnh đạo Moammar Gaddafi không khiến Libya hòa bình.

Sự hỗn loạn xảy ra sau đó đã hình thành một đất nước bị chia rẽ, với một Chính phủ lâm thời (GNA) yếu kém được LHQ công nhận ở thủ đô Tripoli kiểm soát phía tây của đất nước, và một chính phủ Tobruk đối lập ở phía đông.

Lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) ở miền đông do Tướng Khalifa Haftar lãnh đạo tuyên bố trung thành với Chính phủ Tobruk trong khi đó các nhóm vũ trang ở miền tây lại thề trung thành với GNA.

Cả hai lực lượng được hỗ trợ bởi một loạt các nhóm dân quân bộ lạc và các nhóm vũ trang giành giật nhau tài nguyên và lãnh thổ với sự "ngầm" ủng hộ của 20 nước liên quan.

Tướng Haftar đã phát động một cuộc tấn công quân sự vào đầu tháng 4 nhằm kiểm soát Tripoli từ tay GNA bất chấp các cam kết bầu cử ở quốc gia Bắc Phi này.

HĐBA một lần nữa lập Vùng cấm bay: Tướng Haftar ở Libya có chung số phận với Gaddafi? - Ảnh 3.

Xe tăng T-55 được Ai Cập viện trợ cho lực lượng LNA tham chiến tại Tripoli.

Các cuộc đụng độ đã giảm cường độ từ tháng 6, tháng bắt đầu của tháng ăn chay Ramadan linh thiêng của người Hồi giáo nhưng sau đó đã được tái kích hoạt với các lô hàng vũ khí đến từ các nước bên ngoài.

Điều phối viên chính trị tại Phái bộ Vương quốc Anh tại LHQ, Stephen Hickey (Anh cũng là quốc gia bảo vệ cho nghị quyết của LHQ) bày tỏ quan ngại sâu sắc về "cuộc xung đột đang kéo dài và leo thang", dẫn đến tình trạng an ninh và nhân đạo đang xấu đi ở Libya.

"Bất kỳ vũ khí nào vào Libya sẽ chỉ leo thang xung đột và giảm bớt triển vọng ngừng bắn", Hickey nói trước Hội đồng Bảo an.

"Tôn trọng lệnh cấm vận vũ khí chỉ là một phần của giải pháp ở Libya, đòi hỏi phải có một cuộc đối thoại chính trị và hòa giải đầy đủ."

Các đại diện Anh, Bỉ, Pháp, Đức, Nam Phi, Bờ Biển Ngà và Indonesia cũng nhắc lại lời kêu gọi ngừng bắn và quay trở lại các cuộc đàm phán chính trị do LHQ lãnh đạo.

Hai xe thiết giáp chở quân KADDB Al-WAHSH 4x4 ISV của Jordan mới viện trợ cho lực lượng LNA đã tới mặt trận Ain Zara phía nam Tripoli và tham chiến vào ngày 5/6.

LHQ hiện chưa đủ lực lượng ngăn chặn dòng chảy vũ khí?

Đại sứ Nam Phi Jerry Matjila cho biết "Đã hai tháng kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu ở Libya mà không có bất kỳ sự tôn trọng nào đối với lời kêu gọi ngừng bắn của HĐBA bởi tất cả các bên tham gia cuộc xung đột".

Ông Jerry Matjila nói thêm rằng "Vũ khí vẫn được cung cấp liên tục".

"Chiến dịch Sophia" của Liên minh châu Âu (EU) là hoạt động hải quân duy nhất trong khu vực có đủ năng lực và quyền hạn thực hiện các cuộc kiểm tra.

EU vào tháng 3 đã gia hạn nhiệm vụ của "Chiến dịch Sophia" cho đến ngày 30/9 nhưng trên thực tế họ đã đình chỉ việc triển khai tàu chiến và thay vào đó chỉ cam kết sẽ gửi thêm máy bay để giám sát khu vực.

Italia là chỉ huy "Chiến dịch Sophia", nhưng chính phủ dân túy ở Rome từ chối cho phép tàu chiến và tàu cứu hộ của họ rút khỏi các nhóm giải cứu người tị nạn đến các cảng ở Italia.

Động thái của EU về việc giảm hiệu quả "Chiến dịch Sophia" được nhiều nhà phân tích nhận xét là nhằm giảm căng thẳng với chính phủ nổi tiếng chống người di cư của Italia.

Phó đại sứ tại LHQ của Đức, Juergen Schulz ủng hộ việc LHQ kêu gọi tất cả các nước thực hiện lệnh cấm vận vũ khí, nói rằng trong môi trường hiện tại nó "quan trọng hơn bao giờ hết".

Đại sứ Matjila và Bờ biển Ngà Kacou Adom bày tỏ lo ngại về việc đình chỉ hoạt động "Chiến dịch Sophia" và kêu gọi các nước liên quan lập tức cung cấp các trang thiết bị sẵn có cho hoạt động "để đảm bảo nó có thể hiệu quả hơn".

Ông Juergen Schulz nói thêm: "Dòng chảy vũ khí dường như không giới hạn khiến các phe phái tin tưởng sai lầm vào một giải pháp quân sự cho cuộc xung đột và góp phần khiến họ không sẵn sàng ngừng bắn và tiếp tục tiến trình chính trị do LHQ lãnh đạo".

Cho tới thời điểm hiện tại, Ai Cập, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE và Qatar là 5 nước viện trợ vũ khí nhiều nhất cho hai phe phải tham chiến ở Libya. Một số nguồn tin địa phương cho biết Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập đã gửi các đơn vị cố vấn và một lượng lớn trang bị tới Libya.

Năm 2011, LHQ áp đặt "Vùng cấm bay" ở Libya đã khiến lực lượng của Nhà lãnh đạo Gaddafi tan vỡ nhanh chóng dù đang trong thế thắng trước phiến quân. Hiện tại lực lượng LNA của Tướng Khalifa Haftar được cho là đang có lợi thế tương tự với lực lượng Gaddafi trước đây.

Các nỗ lực của LHQ tuy nhìn "bề nổi" có thể sẽ làm giảm xung đột nhưng nếu leo thang bằng các cuộc không kích (Italia là nước ủng hộ GNA) có thể trở thành một lợi thế cho lực lượng GNA phản công và dẫn đến kết cục của Tướng Haftar tương tự như ông Gaddafi quá cố.

Máy bay không người lái (UAV) Anka-2 do Thổ Nhĩ Kỳ viện trợ lực lượng GNA đã bị phá hủy trong một cuộc không kích của LNA hôm 8/6 tại sân bay quốc tế Mtiga, Tripoli.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại