Cỗ máy phi phàm của Liên Xô: Định đoạt số phận cuộc chiến tranh hạt nhân với Mỹ?

Ngô Trần Nhật Huy |

Đứng trước thách thức Mỹ và phương Tây có thể thực hiện cuộc chiến tranh hạt nhân với Liên Xô, Moskva đã tạo ra một hệ thống máy tính cho phép dự đoán khi nào cuộc chiến sẽ nổ ra.

Năm 1983, tình hình Mỹ- Xô tiếp tục căng thẳng hơn bao giờ hết, Mỹ và đồng minh phương Tây thực hiện nhiều cuộc diễn tập quân sự trên khắp lục địa châu Âu. Liên Xô nhiều lần lên tiếng coi các cuộc diễn tập của Mỹ là những động thái nghiêm trọng, một số cuộc được thực hiện nhằm che phủ cho các hoạt động thử bom hạt nhân.

Những lần thử bom hạt nhân của Mỹ gần như làm cho Liên Xô lo lắng, và Liên Xô phải tìm cách để tránh xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân hủy diệt.

Vì vậy, những người đứng đầu Liên Xô thời bấy giờ đã ra lệnh cho cấp dưới, mà cụ thể chính là Cục tình báo KGB, phải thiết lập được một chương trình máy tính khổng lồ có tên "Cuộc tấn công hạt nhân bất ngờ" (gọi ngắn: là VRYAN) để đánh giá khả năng tấn công trực diện của Mỹ từng giờ từng phút.

VRYAN: Cỗ máy phi phàm của Liên Xô

VRYAN thực sự là một cỗ máy phức tạp, sử dụng hơn 40.000 trọng số đánh giá để xác định một giả thuyết: "Nếu tình hình quan hệ quốc tế diễn biến phức tạp, thì khả năng bao giờ Mỹ sẽ mở cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên vào Liên Xô?".

Cỗ máy phi phàm của Liên Xô: Định đoạt số phận cuộc chiến tranh hạt nhân với Mỹ? - Ảnh 2.

40.000 trọng số này bao gồm các thông tin kinh tế, chính trị, quân đội… chỉ để phân tích liệu điều kiện đã chín muồi cho cuộc tấn công hạt nhân của Mỹ, được 200 nhân viên KGB ngày đêm cập nhật vào máy tính, các thông tin này được lấy từ khắp nơi trên thế giới - bao gồm cả Mỹ và Liên Xô.

Quy mô của VRYAN cho thấy tầm quan trọng của nó trong cơ sở hạ tầng an ninh quốc phòng của Liên Xô thời bấy giờ, nó trở thành một trong những vũ khí chiến lược chống lại sự đe dọa thù địch từ Mỹ và phương Tây.

Tất cả những trọng số được nhập vào trong VRYAN đều sẽ chỉ thực hiện cho một mục tiêu duy nhất: Đó là xuất ra một giá trị số duy nhất đại diện cho sức mạnh tổng thể Liên Xô so với Mỹ, trên cơ sở sức mạnh Mỹ bằng 100.

Hay nói cách khác, nếu biểu thị sức mạnh Mỹ là 100, thì sức mạnh Liên Xô sẽ được biểu thị như thế nào?

Theo báo cáo của Liên Xô, nếu VRYAN tạo ra giá trị số từ 60 trở lên thì Liên Xô đủ mạnh để ngăn Mỹ thực hiện cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên. Liên Xô kỳ vọng con số này luôn được duy trì ở ngưỡng trên 70.

Ngưỡng "báo động đỏ" của VRYAN là 40, báo cáo viết rất rõ: "Dưới mức này, Liên Xô sẽ bị coi là ở tình trạng chính trị-quân sự-xã hội yếu kém hơn rất nhiều so với Mỹ. Nếu giá trị sức mạnh Liên Xô giảm xuống còn 40 điểm, KGB và Bộ quốc phòng sẽ thông báo cho lãnh đạo nhà nước rằng nền quốc phòng của Liên Xô không còn có thể được đảm bảo nữa."

Về mặt lý thuyết, nếu giá trị sức mạnh Liên Xô mà VRYAN xuất ra dưới 40 điểm. Chỉ sau một vài tuần, các nhà lãnh đạo Liên Xô có quyền thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân không cần báo trước để đảm bảo cho lợi ích sống còn của Liên bang Xô viết.

Không phải lúc nào Liên Xô cũng duy trì được giá trị sức mạnh của mình trên 60 điểm, đã có những lúc Liên Xô nằm gần về mức 40 điểm - con số đầy lo lắng.

Trường hợp tiêu biểu là vào thời kỳ giữa năm 1984, khi Liên Xô đang sa lầy trong cuộc chiến Afganistan, đóng băng quan hệ với Mỹ - đồng thời, nền kinh tế trong nước cũng đang giảm sút - VRYAN cho ra giá trị Liên Xô bằng 45 điểm.

Cỗ máy phi phàm của Liên Xô: Định đoạt số phận cuộc chiến tranh hạt nhân với Mỹ? - Ảnh 4.

May mắn là cuộc chiến tranh hạt nhân đã không xảy ra. Ảnh: Wikimedia Commons

Tuy nhiên, con số từ máy tính cũng không thể quyết định hoàn toàn thay cho những người lãnh đạo nhà nước. Theo báo cáo, các lãnh đạo Liên Xô đều cho rằng họ sẽ không bao giờ gây hấn tạo ra một cuộc chiến tranh chỉ vì giá trị điểm số Liên Xô dưới 40. Với họ, máy tính chỉ thực thi vai trò đóng góp phần nào ý kiến.

Báo cáo ghi lại rằng, vai trò lớn nhất của VRYAN là xác nhận những thành kiến lúc bấy giờ đang tồn tại trong các cơ sở an ninh Liên Xô.

Toàn bộ chương trình máy tính được xây dựng dựa trên giả định rằng Mỹ sẽ tận dụng điểm yếu của Liên Xô để tiến hành cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên. Vai trò của nó không phải là để đánh giá liệu Mỹ có sẵn sàng bắt đầu Thế chiến III hay không, mà để tìm ra khi nào thích hợp nhất để Mỹ sẽ khởi động nó.

VRYAN đã cho thấy khả năng cảnh giác cao độ của những người đứng đầu Liên Xô lúc bấy giờ trước một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể diễn ra bất cứ lúc nào.

Điều may mắn là giá trị sức mạnh Liên Xô chưa bao giờ xuống đến 40 điểm, và chưa bao giờ thế giới phải chứng kiến một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Bài viết sử dụng nguồn: Businessinsider

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại