Kẻ sọc trên ngón tay: Dấu hiệu căn bệnh khiến người mắc ngại không dám... lấy chồng

Tiểu Nhã |

Bệnh nhân Hà Thị H.T (31tuổi quê ở Lý Nhân, Hà Nam) thường xuyên bị đau tay đã đi khám rất nhiều nơi nhưng không ra bệnh, căn bệnh khiến T chưa dám lấy chồng.

Căn bệnh hiếm 

Chị T đến Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp trong tình trạng bị đau nhức ngón tay số 4, đốt số 3 khoảng 3 năm nay. Trước đó, bệnh nhân đã đi khám nhiều nơi khác nhau nhưng không khỏi, ngón tay vẫn đau theo từng cơn lúc đau lúc không.

Theo chị T cơn đau đến thường kéo dài khoảng 15 - 30 phút và đau nhiều về đêm, đau như cảm giác xuyên thấu tim, đau tăng lên khi va chạm vào ngón tay, hay va chạm với nhiệt độ nóng hay lạnh...

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Trình – Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, cơ sở Thái Hà cho biết, qua khám lâm sàng 4 móng tay của chị T có sọc ở giữa. Bệnh nhân đã khám và uống thuốc liên tục nhiều năm, nhưng triệu chứng đau không giảm.

Kẻ sọc trên ngón tay: Dấu hiệu căn bệnh khiến người mắc ngại không dám... lấy chồng  - Ảnh 1.

Hình ảnh u cuộn mạch.

Điểm đau của bệnh nhân khu trú mặt trong đốt III ngón IV bàn tay phải. Ấn đầu nhọn bút viết vào vùng đau bệnh nhân đau không chịu nổi. Cơn đau theo nhịp tim.

Dựa và kết quả thăm khám và chụp MRI bệnh nhân được chẩn đoán bị u cuộn mạch búp ngón tay. Sau đó, bệnh nhân được giới thiệu chuyển qua bệnh viện Việt Đức để thực hiện phẫu thuật.

U cuộn mạch là gì?

Thạc sĩ Trình cho biết u cuộn mạch (neuromyoarterial glomus) là 1 cấu trúc giải phẫu nằm dưới da, có ở nhiều vị trí trên cơ thể cũng như trong các cơ quan, tuy nhiên thường gặp nhất là ở đầu các ngón tay và ngón chân.

Kẻ sọc trên ngón tay: Dấu hiệu căn bệnh khiến người mắc ngại không dám... lấy chồng  - Ảnh 2.

Ngón tay của chị T. xuất hiện các sọc xanh

Theo bác sĩ Trình giải thích u cuộn mạch phát triển trên cơ sở cuộn mạch các loại tế bào và các đầu mút thần kinh đi cùng các mạch máu nhưng không có myelin bao bọc bị kích thích.

U cuộn mạch theo ngón tay và chân được chia 2 loại: U cuộn mạch dưới móng và u cuộn mạch búp ngón.

U cuộn mạch dưới móng nằm khá nông, ngay dưới móng nên một số trường hợp có thể quan sát thấy một tổ chức có màu sắc ánh xanh dưới móng tay của bệnh nhân, khi bấm ngón tay. Điểm đau khu trú khẳng định qua nhiều lần ấn bằng đầu tù bút và các thăm khám kích thích vị trí khá là đặc hiệu để chẩn đoán.

Trường hợp của chị T bác sĩ Trình cho biết chị T bị u cuộn mạch vị trí búp ngón thì không có khả năng quan sát trên lâm sàng, các kích thích trực tiếp gây các triệu chứng của biểu hiện kích thích thần kinh khá rõ ràng nhưng không dễ dàng khu trú được vị trí nằm của u cuộn mạch búp ngón nằm khá sâu.

U cuộn mạch dưới móng hiếm gặp và không có tổn thương nên bác sĩ chuyên ngành cũng không nghĩ tới và dễ chẩn đoán nhầm.

Để điều trị u cuộn mạch, bác sĩ Trình nhấn mạnh phẫu thuật là lựa chọn duy nhất khi đã có chẩn đoán xác định u cuộn mạch dưới móng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại