Đông y khen cây dại này tốt từ gốc đến ngọn: Lá, quả, rễ đều có thể nấu thành món ăn thuốc

Vân Hồng |

Thiên nhiên luôn ưu ái con người thông qua việc cung cấp những thực phẩm hữu ích cho sức khỏe. Kỷ tử là một loại cây rừng được Đông y coi là "bảo bối" tốt từ gốc đến ngọn.

Kỷ tử được Đông y xem là loại cây tốt từ gốc đến ngọn

Theo Tạp chí Bác sĩ gia đình (TQ), có một loại quả phổ biến thuộc diện hàng đầu trong những bài thuốc Đông y được hầu hết các danh y sử dụng cho bệnh nhân của họ chính là Kỷ tử. Loại quả này tốt thế nào thì đã có nhiều tài liệu nhắc đến, nhưng ít người biết rằng, kỷ tử là một cây dại/cây rừng có giá trị dược liệu từ gốc đến ngọn, không bỏ sót bộ phận nào trên thân cây.

Các tài liệu Đông y nhấn mạnh rằng, kỷ tử toàn thân cây đều là "bảo bối" đáng giá.

Trong cuốn "Bản thảo cương mục"- cuốn sách Đông y nổi tiếng ghi chép rằng, "mùa xuân hái một nắm lá kỷ tử - loại lá giúp mỗi ngày tràn đầy sinh lực. Mùa hè hái một ít hoa kỷ tử - loại hoa giúp bạn sống trường sinh, mùa thu dùng một ít hạt kỷ tử - loại hạt giúp bạn khỏe mạnh, mùa đông dùng một ít rễ kỷ tử - loại rễ giúp bạn khỏe mạnh gân cốt, đẹp da".

Trong Đông y hiện đại thì đã bớt dùng hoa kỷ tử, nhưng lá, quả và rễ thì vẫn được ứng dụng phong phú trong đời sống hàng ngày. Đây được xem là một nguyên liệu tốt có thể giúp bạn chăm sóc sức khỏe hiệu quả.

Đông y khen cây dại này tốt từ gốc đến ngọn: Lá, quả, rễ đều có thể nấu thành món ăn thuốc - Ảnh 1.

Lá kỷ tử được gọi là tinh hoa của đất trời

Lá kỷ tử có vị ngọt và đắng, hơi lạnh và đi vào năm cơ quan nội tạng, có chức năng bổ hư ích tinh, trừ phong sáng mắt, tốt cho thị lực, thanh nhiệt, giải khát.

Lá kỷ tử phù hợp dùng cho những người có bệnh về âm hư sinh nhiệt, tiêu khát, giảm tình trạng khô cổ họng, gan thận yếu, khô mắt, mắt mệt mỏi, loại bỏ nóng trong, giảm đau răng và các triệu chứng khác.

Lá kỷ tử rất mềm và ngon. Vào mùa xuân, những chiếc lá non được sử dụng để nấu lên ăn như một món rau, rất mát và ngon. Món ăn này xưa được miêu tả là dùng để phục vụ trong bữa tiệc, từng được thể hiện trong các cảnh phim miêu tả các bữa yến tiệc sang trọng trong phim Hồng Lâu Mộng.

Ngoài ra, lá kỷ tử cùng dùng để chế biến các món salad và súp, hương vị tươi mới và rất ngon, hợp khẩu vị với nhiều người.

Đông y khen cây dại này tốt từ gốc đến ngọn: Lá, quả, rễ đều có thể nấu thành món ăn thuốc - Ảnh 2.

Món ăn từ lá kỷ tử

Món ăn dưỡng sinh nổi tiếng nhất là món lá kỷ tử nấu canh với gan lợn. Cách chế biến như sau.

Thành phần nguyên liệu: 100 gram lá kỷ tử, 200 gram gan lợn.

Cách chế biến: Rửa lá kỷ tử sạch sẽ, để ráo nước, rửa gan lợn rồi cắt thành lát vừa ăn.

Đun nước sôi, sau đó cho gan lợn vào nấu, thêm chút rượu, hành lá, gia vị vừa ăn, đun lửa nhỏ trong 30 phút cho đến khi gan chín thì cho lá kỷ tử vào, đun thêm 10 phút là có thể ăn.

Quả kỷ tử được Đông y gọi là quả trường sinh

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, hạt/quả kỷ tử có vị ngọt, có tác dụng làm săn chắc gan, khỏe thận, bổ sung máu cho gan.

Trong cuốn sách nổi tiếng "Bản thảo cương mục" có ghi chép lại rằng "kỷ tử có thể bổ thận sinh tinh, dưỡng gan, sáng mắt".

Theo quan niệm của Đông y, quả kỷ tử có tính bình hòa, thích hợp để sử dụng trong cả 4 mùa thời tiết.

Cách ăn quả kỷ tử khô (cũng được gọi là hạt) là ăn trực tiếp, nhai ăn như một món ăn vặt hàng ngày. Số lượng tốt nhất để ăn hàng ngày là khoảng 10 gram mỗi ngày, không nên ăn quá 20 gram. Chỉ chừng khoảng một nắm tay nhỏ là vừa.

Tất nhiên, một số người thích ngâm với nước sôi để uống giống như trà, uống thay nước.

Đông y khen cây dại này tốt từ gốc đến ngọn: Lá, quả, rễ đều có thể nấu thành món ăn thuốc - Ảnh 3.

Số lượng kỷ tử được phép ăn trong ngày

Cách sử dụng hạt kỷ tử hiệu quả nhất

Kỷ tử kết hợp với hoa cúc pha trà uống: Có tác dụng làm sạch gan, sáng mắt.

Đông y khen cây dại này tốt từ gốc đến ngọn: Lá, quả, rễ đều có thể nấu thành món ăn thuốc - Ảnh 4.

Kỷ tử kết hợp với táo đỏ: Bổ khí khuyết, tăng khí sắc, giúp đẹp da, hồng hào khuôn mặt.

Đông y khen cây dại này tốt từ gốc đến ngọn: Lá, quả, rễ đều có thể nấu thành món ăn thuốc - Ảnh 5.

Kỷ tử kết hợp với mạch môn: Nuôi dưỡng âm, bổ máu, magn lại nhiều lợi ích sức khỏe khác, ích tinh, sáng mắt.

Đông y khen cây dại này tốt từ gốc đến ngọn: Lá, quả, rễ đều có thể nấu thành món ăn thuốc - Ảnh 6.

Kỷ tử kết hợp với gạo nếp: Lợi thủy tiêu thũng, giảm sưng viêm, kiện tì trừ ẩm.

Đông y khen cây dại này tốt từ gốc đến ngọn: Lá, quả, rễ đều có thể nấu thành món ăn thuốc - Ảnh 7.

Rễ và vỏ cây kỷ tử được gọi là địa cốt bì từ lòng đất

Địa cốt bì có vị mát tính lạnh, tốt cho các kinh phổi, gan, thận. Có tác dụng loại bỏ hư nhiệt, mát màu, loại bỏ nóng trong, thanh lọc và làm sạch phổi, hạ hỏa… Chủ yếu dùng cho những người có các triệu chứng liên quan đến âm hư, nóng trong, xương yếu, đổ mồ hôi nhiều, nóng trong phổi gây ho, tiêu khát.

Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy rễ và vỏ kỷ tử có chức năng ngăn ngừa các bệnh tam cao (huyết áp, mỡ máu, tiểu đường) rất tốt.

Ngoài ra, Đông y còn sử dụng như vị thuộc để điều hòa miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa loãng xương, bảo vệ tế bào gan và thận.

Món ăn tốt từ rễ và bỏ cây kỷ tử: Rễ vỏ kỷ tử hầm với thịt lợn nạc

Thành phần nguyên liệu: 200 gram thịt lợn nạc, 15 gram hoàng kỳ, 100 gram rễ kỷ tử (nên bọc lại hoặc đóng gói trong túi vải/xô/sợi)

Cách chế biến: Cho các nguyên liệu vào nồi hầm, thêm 500 ml nước, đun sôi và vớt loại bỏ bọt nổi. Đun nhỏ lửa cho đến khi chín, vớt túi gạc xô ra, thêm gia vị, muối và các gia vị khác là có thể ăn.

Đông y khen cây dại này tốt từ gốc đến ngọn: Lá, quả, rễ đều có thể nấu thành món ăn thuốc - Ảnh 9.

Tuy nhiên, rễ kỷ tử thường được sử dụng để làm thuốc. Nếu bạn muốn chế biến thành món ăn hàng ngày, tốt nhất nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước.

*Theo Health/TT

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại