Những vũ khí kỳ dị nhưng bị lãng quên (P.1)

Quốc phòng Việt Nam |

Bom động đất, con dơi mang những quả bom cháy, bồ câu dẫn đường cho tên lửa… là những loại vũ khí kỳ dị nhưng sáng tạo.

Trong những ngày đầu điên cuồng của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, quân đồng minh đã được tiếp cận nhiều ý tưởng để chiếm ưu thế trên chiến trường.

Trong đó, có rất nhiều ý tưởng kỳ dị như ném bom vào núi lửa để kích nó phun trào nhằm phá hủy miền Nam nước Ý, thả rắn độc vào Berlin để khiến người Đức lo sợ hay phun vào vườn nhà Hitller một loại hooc môn nhằm làm thay đổi giới tính của ông ta.

Tuy nhiên, thi thoảng cũng có những ý tưởng tốt dù nó đã không được thừa nhận khi mới xuất hiện.

Bom động đất

Bom động đất là đứa con tinh thần của nhà thiết kế máy bay người Anh Barnes Wallis.

Thứ làm cho quả bom này trở nên kỳ quặc là nó có thể phá hủy mục tiêu mà không tác động trực tiếp lên mục tiêu. Nó được thiết kế để khoan sâu xuống lòng đất 30m trước khi nổ và sức nổ dưới đất sẽ kích thích một vụ động đất lớn.

Để quả bom có thể khoan sâu xuống lòng đất, Wallis đã xuất phát triển một quả bom có trọng lượng 10 tấn. Nó có hình dáng khí động học kiểu thon nhọn, các cánh lái ở đuôi hơi vặn xoắn làm cho quả bom xoay như một viên đạn ra khỏi nòng súng. 

Người ta sẽ thả bom động đất ở độ cao 12 km để tăng khả năng khoan sâu xuống lòng đất. Phần mũi của bom được gia cường bằng lớp thép đặc biệt dày tới 10 cm, đảm bảo quả bom không vỡ tan khi tiếp đất ở tốc độ cao.

Những vũ khí kỳ dị nhưng bị lãng quên (P.1) - Ảnh 1.

Hình ảnh bom động đất phá hủy cầu đường sắt Bielefeld (Nguồn QPVN).

Tuy nhiên, do không có chiếc phi cơ nào đủ lớn để mang quả bom nên ý tưởng của ông chưa đủ hấp dẫn Chính phủ Anh. Trong lúc khó khăn đó thì một đứa con tinh thần khác của Wallis là bom lướt đã đạt được thành công vang dội.

Bom lướt đã mang cho Wallis uy tín mà ông đang cần có và nó giúp ông thuyết phục Chính phủ về bom động đất. Mẫu bom đầu tiên được chế tạo vào năm 1943 nhỏ hơn thiết kế của Wallis. Nó dài 6,4m, nặng khoảng 5,5 tấn, trong đó có một khối thuốc nổ dài tới 1,9m.

Phi đội 617, Không quân Hoàng gia Anh là đơn vị đầu tiên thực hiện nhiệm vụ ném bom động đất vào ngày 5/8/1944. Mục tiêu là boongke trú ẩn (có lớp bê tông dày 6m) của các tàu ngầm U-boat của Đức ở tây bắc nước Pháp. 

Mặc dù bom động đất không thể xuyên qua được lớp bê tông dày 6 m nhưng chấn động từ vụ nổ đã gây ra các vết nứt lớn và phá hủy các cấu trúc ở bên dưới.

Ngay sau thành công này, một loại bom động đất với kích thước đầy đủ có mật danh Grand slam được chế tạo, mang theo hơn 80m3 thuốc nổ và có chiều cao khoảng 8m. Người ta phải sửa đổi máy bay ném bom Avro Lancaster mới có thể mang quả bom khổng lồ này đến mục tiêu.

Ngày 14/3/1945, lần đầu tiên được sử dụng nó đã hoàn thành trong chớp mắt nhiệm vụ phá hủy cầu đường sắt Bielefeld nằm trên đường tiếp vận cho quân đội Đức Quốc xã mà trước đó 300 tấn bom được thả xuống đều thất bại.

Tổng cộng bom động đất đã được sử dụng 41 lần trong chiến tranh thế giới thứ hai, lần nào cũng gây ra sức công phá khó tưởng tượng.

Ý tưởng nghe có vẻ đơn giản là gắn bom cháy vào hàng trăm triệu con dơi, thả cho chúng bay loạn xạ trên bầu trời nước Nhật và khoanh tay xem lửa thiêu rụi thành phố.

Cha đẻ của tưởng ‘điên rồ’ này là Lytle Adams một nha sĩ có nhiều phát minh.

Mặc dù còn nhiều hoài nghi nhưng lãnh đạo quân đội Mỹ lúc đó đang liều lĩnh tìm các biện pháp trả đũa người Nhật cũng thấy nhiều cơ hội phát triển ý tưởng.

Một trong các mục tiêu sẽ là Osaka – trái tim công nghiệp của Nhật Bản. Kế hoạch tối mật có tên là ‘dự án tia X’ đã được bật đèn xanh.

Dơi đuôi dài Mexico (loài rơi không to nhưng có số lượng lớn) đã được bác sĩ Adams và cộng sự chọn để thực hiện nhiệm vụ.

Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ một con dơi này nặng khoảng 30gr có thể mang khối lượng lớn hơn khối lượng cơ thể nó một chút nhưng quả bom cháy nhẹ nhất lúc đó đã nặng tới 900gr.

Và nhà hóa học Mỹ Louis Fieser được giao nhiệm vụ chế tạo một quả bom cháy đủ nhỏ để con dơi có thể mang theo nhưng cũng đủ mạnh để có thể đốt cháy một ngôi nhà. Fieser đã đề xuất sử dụng chất napalm mà ông phát minh, chất gây cháy đáng sợ nhất thời đó.

Người ta gắn quả bom này vào người con dơi bằng một chiếc kẹp phẫu thuật, giống như treo nó dưới mình con vật.

Tác động của loại vũ khí này đã được chứng kiến ngay trong các thử nghiệm của tại căn cứ không quân Carlsbad, New Mexico.

Những vũ khí kỳ dị nhưng bị lãng quên (P.1) - Ảnh 3.

Dơi mang theo bom cháy (Nguồn QPVN).

Tuy vậy, câu hỏi lớn là làm thế nào để mang và thả hàng triệu con dơi lên một thành phố của Nhật Bản?

Để an toàn cho mọi người các cá thể dơi phải ở trạng thái tiềm sinh trong quá trình gắn bom cháy và trong hành trình tới đích. Để dơi bay tới đích nó cần có một khoảng thời gian chuyển trạng thái từ tiềm sinh sang hoạt động, tìm một mặt bằng an toàn để bay và tìm một ngôi nhà để đậu xuống.

Theo ý tưởng của bác sĩ Adams, hơn 1.000 con rơi được đặt vào 26 khay trong một hộp chứa hình quả bom dài 1,5m. Mỗi khay có hơn 40 khoang, mỗi khoang chứa một con dơi. 

Qủa bom sẽ được thả ở độ cao 1.500m. Một chiếc dù sẽ mở ở khoảng cách 300m, lớp vỏ ngoài của quả bom sẽ tự động tách ra, các khay được mở ra giống như một chiếc đàn gió.

Dơi được thả xuống các khay bên dưới và các khay sẽ lượt dần xuống mặt đất trong khoảng thời gian đủ để rơi tỉnh lại. 

Khi chúng bay lên mỗi con dơi sẽ kéo theo một sợi dây mảnh bằng sợi tóc nối quả bom với khay. Qủa bom cháy khi đó sẽ được hẹn giờ và nổ trong vòng 30 phút.

Vào ngày 15/12/1943, bom dơi được thử nghiệm ở bãi thử thuộc bang Utah, một ngôi làng kiểu Nhật được dựng lên trên sa mạc. Các con rơi hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách hoàn hảo.

Nhưng đến tháng 2/1944, dự án bị hủy bỏ bởi lẽ ở thời điểm đó, người ta đã tìm ra bom nguyên tử và hẳn nhiên khi so sánh với bom nguyên tử thì bom dơi trở nên quá lỗi thời.

Bồ câu dẫn đường cho tên lửa

Kể từ chiến tranh thế giới thứ nhất, các nhà khoa học đã nhận thấy bom và tên lửa điều khiển từ xa là thứ vũ khí của tương lai nhưng họ chưa tìm được cách điều khiển bằng sóng radio.

Ý tưởng của nhà động vật học B.F. Skinner là đặt một con chim đặt bên trong một quả bom hoặc tên lửa. Khi tên lửa được phóng đến một chiếc tàu, ống kính sẽ chiếu hình chiếc tàu lên màn chiếu trong quả tên lửa. Con chim bồ câu được dạy cách mổ vào con tàu trên màn chiếu.

Khi chúng mổ vào đúng hình ảnh cần thiết, một đường kết nối màn chiếu và hệ thống điều chỉnh tên lửa bay đúng hướng. Ông tin rằng nếu những quả bom hoặc tên lửa được dẫn đường bằng chim bồ câu có thể chính xác khi được phóng trong tầm 600m.

Quân đội Mỹ đã chi ra 25.000 USD cho chương trình thử nghiệm.

Những vũ khí kỳ dị nhưng bị lãng quên (P.1) - Ảnh 5.

Bồ câu dẫn đường cho tên lửa (Nguồn QPVN).

Chim đã vượt qua tất cả các thử nghiệm trong trạng thái bay.Tuy nhiên, khi nó được trình bày trước hội đồng nghiên cứu quốc phòng Mỹ, cơ quan này đã không tiếp nhận ý tưởng này một cách nghiêm túc. Và vì thế, dự án chim bồ câu bị bỏ rơi.

Hiện nay các nhà khoa học tập trung nỗ lực vào việc điều khiển bằng sóng radio hay còn gọi là tín hiệu vô tuyến. Ở thời kỳ đó, điều này có lẽ chỉ có trong viễn tưởng.

(Còn tiếp)

Clip: Những vũ khí bị lãng quên - P.1 (Nguồn:QPVN).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại