Ngạc nhiên khi Quân đội Nga dùng... pháo chống tăng để chữa cháy

Sao Đỏ |

Pháo chống tăng Rapira MT-12 trong biên chế Quân đội Nga vừa được huy động cho một nhiệm vụ rất đặc biệt.

MT-12 Rapira là loại pháo chống tăng nòng trơn đường kính 100 mm từng phục vụ trong Quân đội Liên Xô trước kia và vẫn còn trong biên chế Quân đội Nga ngày nay. Đây là một vũ khí có trọng lượng nhẹ, uy lực cao, rất tin cậy khi vận hành.

Kíp chiến đấu của khẩu Rapira bao gồm 6 người, so với phiên bản cũ T-12 thì MT-12 đã được trang bị thêm thiết bị đo xa laser và kính ngắm đêm. Tầm bắn tối đa của pháo đạt khoảng 8.200 m, cự ly bắn thẳng hiệu quả là 1.800 m, tốc độ tác xạ 6 phát/phút.

Một trong những lợi thế quan trọng của MT-12 là nó có thể khai hỏa từ vị trí bị che khuất. Bên cạnh đạn xuyên chống tăng chuyên dụng thì Rapira còn được bổ sung cả đạn nổ phá mảnh, ngoài ra nó còn phóng được tên lửa chống tăng có điều khiển AT-10 Bastion tầm bắn 4 km qua nòng.

Ngạc nhiên khi Quân đội Nga dùng... pháo chống tăng để chữa cháy - Ảnh 1.

Pháo chống tăng MT-12 Rapira của Quân đội Nga trong một cuộc tập trận bắn đạn thật

Một công dụng khó tin của khẩu pháo chống tăng MT-12 Rapira vừa được chứng minh trong thực tế, đó là dập tắt đám cháy mỏ khí. Đây là nhiệm vụ đáng lẽ ra phải thuộc về những phương tiện chuyên dụng, ví dụ như chiếc xe tăng cứu hỏa Big Wind nổi tiếng.

Trong vụ cháy mỏ khí vừa xảy ra, yêu cầu đặt ra là phải phá hủy được vành van khiến cho luồng khí cháy thoát ra ở áp suất vừa phải, để từ đó có thể sử dụng các khí tài chuyên dụng nhằm khống chế đám cháy.

Trước đó biện pháp dùng máy cắt laser đã không thể phát huy được tác dụng do luồng laser mất năng lượng khi phải xuyên qua môi trường khói bụi mù mịt. Lúc này giải pháp cuối cùng đã được triển khai, đó là cấp tốc không vận tới hiện trường một khẩu pháo chống tăng MT-12 Rapira.

Ngạc nhiên khi Quân đội Nga dùng... pháo chống tăng để chữa cháy - Ảnh 2.

Pháo chống tăng MT-12 Rapira được sử dụng để dập đám cháy mỏ khí

Trên thực địa, khẩu pháo chống tăng MT-12 Rapira được đặt cách mục tiêu 70 m, đích ngắm của nó là vành van có đường kính 20 cm. Ở đây có một nguy cơ rất lớn đó là nếu bắn chệch chỉ khoảng 10 cm thì rất dễ khiến cho toàn bộ mỏ khí bị phát nổ.

Nhưng nhờ thiết bị ngắm laser có độ chính xác cao và sự chuẩn bị chu đáo, viên đạn nổ phá mảnh bắn đi từ khẩu MT-12 Rapira đã đánh trúng mục tiêu, ngọn lửa đã được kiểm soát để có thể dùng phương tiện nhằm đóng mỏ khí lại.

Đây thực sự là chiến công có một không hai của thứ vũ khí tưởng như đã vô cùng lạc hậu, không còn mấy vai trò và sắp bị loại khỏi biên chế chiến đấu của Quân đội Nga.

Quân đội Nga dùng pháo chống tăng Rapira MT-12 để chữa cháy mỏ khí

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại