Google vinh danh phát minh của Seiichi Miyake: Công trình này hoạt động như thế nào?

Hoa Hướng Dương |

Với phát minh này của Seiichi Miyake, người khiếm thị có thể đi lại trên đường an toàn hơn dù chỉ có một mình.

Tại Nhật Bản, khi đi trên đường phố, bạn sẽ thấy những làn đường được lót bằng gạch màu vàng với bề mặt nổi trên vỉa hè dành cho người đi bộ, bạn có biết đó là gì không? Đó chính là lối đi dành cho người khiếm thị, tiếng Nhật gọi là "Tenji Block" (gạch xúc giác).

Giống như chữ nổi Braille, con đường này cũng có những dấu hiệu chỉ dẫn mà người khiếm thị có thể "đọc" và hiểu được để tự tìm đường bằng chân (hay gậy) cho dù có đi một mình.

Google vinh danh phát minh của Seiichi Miyake: Công trình này hoạt động như thế nào? - Ảnh 1.

Tenji Block. Ảnh: Google Doodle

Ra đời năm 1965 tại Nhật Bản bởi nhà sáng chế nổi tiếng Seiichi Miyake (1926-1982), gạch xúc giác nhanh chóng trở thành một phát minh hữu ích và được nhân rộng trên quy mô toàn thế giới chỉ sau hai năm sau đó. 

Không những thế, ông còn dùng chính tiền túi của mình để tạo ra các tấm lát nền xúc giác đầu tiên trước khi được chính phủ công nhận về lợi ích và tiến hành lắp đặt hệ thống đường xúc giác hai năm sau đó tại thành phố Okayama (phía Tây Nhật Bản ).

Chưa hết, với ý nghĩa lớn lao của nó, gạch xúc giác còn trở thành công trình bắt buộc trong tuyến Đường sắt Quốc gia Nhật Bản mười năm sau đó. Có 2 hình dáng Block:

- Dạng thanh dài được xếp liền nhau: Bạn có thể tiến về phía trước hay sau đều được.

- Dạng bề mặt bi tròn: Phía trước có ngã 3 hay ngã tư, bạn cần dừng lại (để chờ các thông tin khác như tín hiệu giao thông bằng âm thanh cho người mù ở ngã ba, ngã tư). 

Khi âm thanh phát lên píp píp, người ta nghe thấy và có thể qua đường dễ dàng.

Xem video:

Gạch "xúc giác" cho người khiếm thị. Nguồn: Simpleshow Japan

Nguồn: Simpleshow Japan

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại