Chiếc xe tăng lớn nhất nhưng cũng... vô dụng nhất thế giới

PnM |

Theo dự tính, đây sẽ là chiếc xe tăng khiến cho mọi kẻ thù phải nao núng và sợ hãi ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Năm 1914, bốn con người tài năng đã tập hợp lại và quyết định chế tạo một chiếc xe tăng "siêu ngầu". Theo dự tính, đây sẽ là chiếc xe tăng khiến cho mọi kẻ thù phải nao núng và sợ hãi ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Chiếc xe tăng lớn nhất nhưng cũng... vô dụng nhất thế giới - Ảnh 1.

Bộ tứ siêu đẳng phiên bản đời thực

Người đầu tiên là kỹ sư Lebedenko Nikolay Nikolaevich. Thông tin về ông rất ít, và gần như không ai biết đến cả. Vậy nhưng ông chính là kiến trúc sư trưởng của dự án.

Chiếc xe tăng lớn nhất nhưng cũng... vô dụng nhất thế giới - Ảnh 2.

Giáo sư Zhukovsky Nikolay Egorovich

Các tính toán lý thuyết về chiếc xe tăng được giáo sư Zhukovsky Nikolay Egorovich đảm nhiệm. Ông cũng chính là người đã khai sinh ra ngành khoa học nghiên cứu về khí động học ở Nga.

Chiếc xe tăng lớn nhất nhưng cũng... vô dụng nhất thế giới - Ảnh 3.

Đây là phiên bản mô hình theo tỉ lệ 1: 1. Những gì còn sót lại từ phiên bản thật được mang lên mô hình này chỉ là một vài chiếc bu lông và những mảnh sắt hoen gỉ.

Chiếc xe tăng lớn nhất nhưng cũng... vô dụng nhất thế giới - Ảnh 4.

Alexander Alexandrovich Mikulin

Sau đó, Zhukovsky đã rủ thêm hai cháu trai của mình là Boris Sergeevich Stechkin và Alexander Alexandrovich Mikulin làm "trợ thủ" hỗ trợ công việc trong "dự án".

Đây đúng là những thiên tài, khi mà cháu trai Boris của ông đã phát minh ra khẩu súng ngắn tự động Stechkin, còn Alexander Mikulin là người đã chế tạo ra động cơ máy bay đầu tiên của Liên Xô làm mát bằng chất lỏng vào thập niên 1930.

Thiết kế trong mơ nhưng vô dụng

Khi mới bắt đầu, bộ tứ siêu phàm cũng chưa thể hình dung ra được rằng chiếc "siêu tăng" của họ trông sẽ như thế nào. Thế nhưng, tất cả đều có chung một mục đích là trở nên nổi tiếng và giàu có.

Chiếc xe tăng lớn nhất nhưng cũng... vô dụng nhất thế giới - Ảnh 5.

Kỹ sư Lebedenko lấy cảm hứng từ những chiếc xe gỗ ở miền nam Liên Xô với các bánh xe lớn nên đã đưa ra đề nghị chế tạo chiếc xe tăng với các bánh xe tương tự như thế.

Ông cho rằng một chiếc xe tăng với bánh xe ngoại cỡ sẽ dễ dàng vượt qua các mương, rãnh và thậm chí có thể nghiền nát những ngôi nhà nhỏ bằng khối lượng khổng lồ của mình.

Chiếc xe tăng lớn nhất nhưng cũng... vô dụng nhất thế giới - Ảnh 6.

Sau khi nhận được từ sa hoàng Nicholas II một khoản "đầu tư" khổng lồ cho dự án (210 nghìn rúp), car nhóm ngay lập tức bắt tay vào chế tạo một phương tiện chiến đấu hứa hẹn sẽ là con quái vật đáng gờm: Thân xe tăng hình chữ T có chiều rộng 12 mét. Tháp súng máy được đặt cố định cách mặt đất khoảng 8 mét.

Chiếc xe tăng lớn nhất nhưng cũng... vô dụng nhất thế giới - Ảnh 7.

Ngày nay, bất cứ sinh viên hay học sinh nào đều biết rằng một kết cấu như vậy sẽ hoàn toàn thất bại, nhưng vào thời điểm đó thì 4 nhà khoa học lại có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh và khả năng vượt trội của cỗ xe tăng.

Chiếc xe tăng lớn nhất nhưng cũng... vô dụng nhất thế giới - Ảnh 8.

Trong thực tế, bánh xe lớn cực kỳ dễ bị tổn hại trước hỏa lực pháo kích. Thật kỳ lạ khi mà sự thật hiển nhiên này lại không được tính đến trong thiết kế. Điểm yếu chính của nó, từ đó dẫn đến thử nghiệm thất bại là sự phân bố trọng lượng không hợp lý khiến cho điểm chịu lực lớn nhất lại đặt ở đuôi xe.

Chiếc xe tăng lớn nhất nhưng cũng... vô dụng nhất thế giới - Ảnh 9.

Trái tim của "con quái vật" là hai động cơ Maybach (thu được từ khinh khí cầu của địch) lại không đủ mạnh để vận hành cỗ xe tăng.

Chiếc xe tăng lớn nhất nhưng cũng... vô dụng nhất thế giới - Ảnh 10.

Phần đuôi xe phải chịu sức nặng của cả khối thép khoảng 40 tấn khiến cho bánh sau bị lún sâu vào đất.

Những thử nghiệm vận hành đầu tiên được tiến hành vào tháng 8 năm 1915. Không lâu sau đó, tức là đến tháng 9, người ta đã thấy rõ ràng là dự án không đạt được thành công như mong đợi.

Chiếc xe tăng lớn nhất nhưng cũng... vô dụng nhất thế giới - Ảnh 11.

Chiếc xe tăng bị mắc kẹt trên đường và việc di dời cả cỗ máy khổng lồ này khỏi thao trường là điều không thể. Vì vậy, nó đã bị bỏ hoang trong rừng trong suốt 6 năm. Vào năm 1923, người ta đã tháo dỡ chiếc xe tăng để bán phế liệu.

[Vietsub] Xe Tăng Sa Hoàng

Các thông số kỹ thuật chính:

Thân xe: thép không gỉ (thép nồi hơi), ghép nối bằng đinh tán.

Đường kính của bánh xe dẫn động - 9 mét.

Động cơ: 2 chiếc Maybach (từ khinh khí cầu) cho công suất 240 mã lực mỗi chiếc.

Mô-men xoắn được truyền đến các bánh xe dẫn động bằng ma sát tì lên vành nhờ các lốp xe ô tô thông thường.

Hệ thống điều khiển: bằng cách thay đổi tốc độ của các bánh dẫn động.

Vũ khí: 2 khẩu pháo và một vài súng máy.

Tốc độ di chuyển theo tính toán: khoảng 17 km/h.

Khối lượng: đến 44 tấn.

Kíp chiến đấu: 7 người.

Lịch sử "bết bát" của cỗ máy chiến tranh khổng lồ này là một minh chứng tuyệt vời cho ngành thiết kế vũ khí với chân lý "đừng bao giờ làm như thế"!.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại