Sốc với tiêm kích Liên Xô tung hoành ở đơn vị siêu bí mật "Những chú đại bàng đỏ" KQ Mỹ

Bảo Lam |

Trong một thập niên, những phi công của đơn vị siêu bí mật "Những chú đại bàng đỏ" của KQ Mỹ "đã chiến đấu" trên các tiêm kích Liên Xô cùng với chính những người đồng đội của mình.

Và trong suốt hành trình này, các phi công Át của KQ Mỹ đã kịp gắn bó với những máy bay "địch".

Có không ít cuốn sách hay bài báo ở Mỹ viết về phi đội thử nghiệm-đánh giá số 4477 "Những chú đại bàng đỏ" mang mật danh Constant Peg. Mới đây người ta đã làm hẳn một bộ phim tài liệu về đơn vị này.

Tạp chí The National Interest chỉ dừng ở những thời điểm đáng nhớ nhất trong cuốn phim tài liệu này. Đề án bí mật có hiệu lực từ năm 1978 đến 1988. Trong thời gian này đã có 15.000 chuyến bay chiến đấu được thực hiện và 6.000 phi công được huấn luyện.

Mục tiêu của chương trình – đào tạo các phi công Mỹ làm thế nào để chiến thắng được những máy bay tiêm kích của Liên Xô. Kinh nghiệm quý báu này cũng có thể được Hải quân và Thuỷ quân lục chiến Mỹ tận dụng.

Vậy bằng cách nào người Mỹ lại xây dựng được phi đội này? Câu trả lời là các máy bay được tập trung về từ khắp mọi nơi trên thế giới.

"Tất cả mọi thứ bắt đầu từ cuộc Chiến tranh Việt Nam. Mỹ tiếp nhận được một vài chiếc máy bay MiG của Nga. Chúng tôi đã tìm hiểu xem chúng hoạt động như thế nào, các chi tiết kỹ thuật ra sao.

Và những phi công thử nghiệm của chúng tôi đã điều khiển chúng, tìm hiểu xem chúng nhanh tới mức nào, chúng có khả năng lấy được độ cao tới đâu.

Cuối cùng, tướng Không quân Hoyta Vandenberg-jr đã nảy ra một sáng kiến xây dựng một phi đội từ những máy bay này. Đại tá về hưu Gayle Pek, từng chỉ huy đơn vị này trong năm đầu tiên, đã nghĩ ra mật danh Constant Peg – gồm tên của phu nhân tướng Vandenberg – bà Constant cùng với bí danh của mình.

Một sân bay dã chiến bí mật được xây dựng tại thao trường Tonop ở Nevada, cách không xa căn cứ Không quân Nellis. Sau đó công tác tổ chức phi đội đã được triển khai. Đội kỹ thuật gần như phải lắp ráp các máy bay tiêm kích của Liên Xô từ những phụ tùng.

Những máy bay này đã được tìm thấy tại các đầm lầy và sa mạc. Chúa mới biết được họ thu lượm chúng ở đâu. Chúng tôi rất tin vào đội bảo dưỡng kỹ thuật của mình. Họ không làm chúng tôi phải thất vọng", ông Gayle Pek chia sẻ.

Theo lời ông John Manclark, một cựu chỉ huy của Constant Peg, đến năm 1985 phi đội có 26 chiếc MiG-21 và MiG-23.

Đơn vị đã phá hỏng trung bình 1 chiếc máy bay/1 nghìn giờ bay. Tỷ lệ tai nạn cao gấp 30 lần chỉ số trung bình của Không quân Mỹ.

"Các phi công thích những máy bay MiG-21 đầy tốc độ, nhưng sợ MiG-23. Nó sẽ tăng tốc cho tới khi nổ tung", ông Manclark thừa nhận.

Vấn đề ở chỗ chính thức vận tốc tối đa của nó là gần 1.333km/h, nhưng trên thực tế chiếc tiêm kích có thể đạt tới vận tốc hơn 1.600km/h và có thể gây nên rủi ro cho phi công.

"Đó là thứ nhanh hơn cả mà chúng tôi có vào thời điểm đó, nhưng cảm giác khi bay thực sự không thoải mái", ông Manclark bình luận.

Nhưng đó được gọi là quan điểm từ bên trong. Những phi công đã từng đối mặt với chúng trong trận không chiến huấn luyện thì đánh giá thế nào về các máy bay tiêm kích của Liên Xô? Phản ứng đầu tiên – sốc.

Sốc với tiêm kích Liên Xô tung hoành ở đơn vị siêu bí mật Những chú đại bàng đỏ KQ Mỹ - Ảnh 1.

Tiêm kích MiG-29 bay huấn luyện cùng F-15 trong KQ Mỹ.

"Chiến đấu với chiếc máy bay mà bạn nắm rõ là một việc và với chiếc máy bay bạn chưa nhìn thấy bao giờ, không hiểu về những khả năng của nó là việc khác", một cựu sĩ quân Không quân Mỹ nói.

Còn ông Gayle Pek nhớ lại rằng các phi công lần đầu tiên giáp mặt với chiếc MiG thực sự đã há hốc mồm vì ngạc nhiên.

"Những chú đại bàng đỏ" đã hoạt động trong điều kiện tuyệt mật. Đề án được giải mật vào năm 2006, vài chục năm sau khi đơn vị chính thức dừng tồn tại. Từ giờ các đơn vị khác của Mỹ chịu trách nhiệm thực hiện những chuyến bay trên các máy bay tiêm kích MiG-29 và Su-27 của Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại