Mẫu súng máy "Cưa Xương" kinh hoàng nhất trong Thế chiến II

PnM |

Một tay súng MG 42 có thể tạo ra một "hàng rào lửa" cực kỳ vững chắc cho phép ngăn chặn các đợt tấn công của quân địch với số lượng binh sĩ áp đảo.

MG 42 (viết tắt từ tiếng Đức Maschinengewehr, dịch theo nghĩa đen là "súng trường cơ khí") là mẫu súng máy đa năng cỡ nòng 7.92 mm Mauser, được phát triển ở Đức Quốc xã và biên chế cho đội quân Lực lượng Vệ quốc Wehrmacht năm 1942.

Mẫu súng máy Cưa Xương kinh hoàng nhất trong Thế chiến II - Ảnh 1.

Người lính Đức với khẩu MG 42 trên chân giá

Sự xuất hiện của MG 42 được coi là biên chế bổ sung (và có một số trường hợp thì thay thế hoàn toàn) cho mẫu súng máy đa năng MG 34 tại tất cả các đơn vị trong lực lượng vũ trang Đức. Mặc dù vậy, cả hai mẫu súng máy này vẫn tiếp tục được sản xuất và sử dụng cho đến khi kết thúc chiến tranh.

Súng máy MG 42 nổi tiếng với độ tin cậy cao, bền bỉ, cấu tạo đơn giản và dễ sử dụng, thế nhưng vượt trên tất cả là tốc độ bắn siêu nhanh của nó. Quả thật, MG 42 là một trong số những mẫu súng máy cầm tay nòng đơn có tốc độ bắn cao nhất - từ 1.200 đến 1.500 viên đạn mỗi phút. Chớp lửa đầu nòng khi MG 42 khai hỏa cũng rất ấn tượng.

Súng máy MG 42

Đương thời đã từng tồn tại những thiết kế vũ khí tự động có sức mạnh hỏa lực tương tự như MG 42. Một vài ví dụ là các mẫu súng máy Darne của Pháp, Gebauer của Hungary, súng máy hàng không 7.62 mm ShKAS của Nga và Vickers K. của Anh.

Tuy nhiên, kiểu cấp nguồn đạn từ dây băng và hệ thống thay thế nhanh nòng súng cho phép MG 42 bắn được lâu hơn so với các loại súng máy kể trên.

Mẫu súng máy Cưa Xương kinh hoàng nhất trong Thế chiến II - Ảnh 3.

Sau thất bại của Đức Quốc xã trong Thế chiến II, MG 42 vẫn tiếp tục được sản xuất. Trên cơ sở của nó, người ta đã chế tạo ra một mẫu súng gần như giống hệt là MG1 (MG 42/59), sau đó là phiên bản cải tiến MG1A3. Tiếp theo, mẫu súng máy MG1A3 lại được nâng cấp thành MG 3.

Không chỉ vậy, MG 42 còn được lấy làm chuẩn mực để chế tạo nên những mẫu súng máy khác như MG 51 (Thụy Sĩ), SIG MG 710-3, MG 74 (Áo) hay súng máy hạng nhẹ 5,56 mm Ameli của Tây Ban Nha. Thậm chí, trong quá trình phát triển M60 của Mỹ và MAG của Bỉ, các kỹ sư cũng đã vay mượn nhiều yếu tố từ thiết kế của MG 42.

Mẫu súng máy Cưa Xương kinh hoàng nhất trong Thế chiến II - Ảnh 4.

Súng máy MG 74 của Áo

Sau chiến tranh, rất nhiều đội quân và nhóm vũ trang vẫn tiếp tục sử dụng súng máy MG 42 bởi nó được sản xuất tràn lan theo giấy phép lẫn "sao chép lậu".

Súng máy tự động MG 42 hoạt động theo nguyên tắc nòng lùi hành trình ngắn, khóa nòng được đóng bằng hai con lăn. Súng chỉ có chế độ bắn tự động. Do tốc độ bắn cao nên việc bắn bằng một tay là rất khó ngay cả với những xạ thủ có kinh nghiệm.

Thông thường, các binh sỹ Đức được huấn luyện kỹ năng điểm xạ sao cho có thể bắn được không quá ba phát đạn ở mỗi lần bóp cò.

Mẫu súng máy Cưa Xương kinh hoàng nhất trong Thế chiến II - Ảnh 5.

Ở cuối nòng súng có bộ phận làm tăng lực giật để gia tăng độ tin cậy khi hoạt động và tăng tốc độ bắn. MG 42 bắn khi khóa nòng mở, nghĩa là khi không nhấn cò thì khóa nòng (chứ không chỉ riêng đầu kim hỏa) ở vị trí phía sau. Khi xạ thủ nhấn cò thì khóa nòng sẽ được giải phóng và một phần của khóa nòng cùng sẽ đóng vai trò làm kim hỏa.

Nguyên lý hoạt động của MG 42

Thêm một tính năng độc đáo khác của những khẩu súng máy Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai (mà sau này lục quân Đức Bundeswehr vẫn tiếp tục sử dụng) là Tiefenfeuerautomat – súng máy quét tự động. Nếu xạ thủ chọn chức năng này, nòng súng máy sẽ thực hiện các chuyển động lên xuống giống như sóng với tần số nhất định.

Ví dụ, nếu xạ thủ tin chắc rằng mục tiêu ở trong khoảng cách từ 2000 đến 2300 m thì có thể thiết lập súng máy để thao tác ngắm bắn dao động từ 1900 đến 2400 mét và ngược lại. Những dao động trong một phạm vi nhất định (Tiefenfeuer) này sẽ tiếp tục chừng nào súng vẫn còn bắn.

Mẫu súng máy Cưa Xương kinh hoàng nhất trong Thế chiến II - Ảnh 7.

Học thuyết chiến tranh của Mỹ và Anh thời đó được xây dựng xung quanh người lính với trang bị là súng trường, còn súng máy đóng vai trò hỗ trợ. Học thuyết của Đức thì ngược lại: súng máy chiếm vai trò chủ đạo còn súng trường là thứ yếu.

Điều này nghĩa là số lượng súng máy của quân đội Đức lớn hơn của quân Đồng minh rất nhiều, và sự thật là các binh sĩ Đồng minh hầu như luôn gặp hỏa lực MG 42 khi tấn công vào các vị trí của lính Đức.

Mẫu súng máy Cưa Xương kinh hoàng nhất trong Thế chiến II - Ảnh 8.

Một tay súng MG 42 có thể tạo ra một "hàng rào lửa" cực kỳ vững chắc và chỉ bị gián đoạn khi phải thay thế nòng súng. Điều này cho phép MG 42 ngăn chặn các đợt tấn công của quân địch với số lượng binh sĩ áp đảo.

Cả người Mỹ và người Anh đã phải huấn luyện cho binh lính của mình bằng mọi cách phải trốn khỏi hỏa lực MG 42 và chỉ tấn công vào hỏa điểm trong thời gian lính Đức thay nòng súng (khoảng 7 giây).

Mẫu súng máy Cưa Xương kinh hoàng nhất trong Thế chiến II - Ảnh 9.

Thứ vũ khí này đáng sợ đến mức Quân đội Mỹ còn sản xuất những bộ phim huấn luyện để hỗ trợ binh sĩ đối phó với các chấn thương tâm lý khi đối diện với MG 42 trong thực chiến.

Với tốc độ cao đến mức tai người không thể dễ dàng phân biệt âm thanh của từng viên đạn bắn ra, được mô tả giống như "xé vải", MG 42 được lính Mỹ đặt biệt danh là "Cưa máy của Hitler" ("Hitler's buzzsaw"), hoặc thông tục hơn là "Phéc-mơ-tuya của Hitler" ("Hitler's zipper").

Lính Liên Xô gọi MG 42 là "Máy xé thảm trải sàn", trong khi binh lính Đức gọi nó là "Hitlersäge" ("Cưa của Hitler") hoặc "Cưa xương".

Mặc dù súng có tốc độ bắn cao, Sổ tay Quân đội Đức (1940) đã nghiêm cấm việc bắn nguyên cả băng đạn trong một lần bóp cò. Thay vào đó, các binh sĩ Đức chỉ được duy trì tốc độ bắn thực không quá 300-350 viên/phút để tránh việc nòng nhanh mòn và bị quá nóng.

MG 42 bắn tự động hoàn toàn

Sau khi xem video này có lẽ chúng ta cũng có thể tưởng tượng được sự khủng khiếp khi phải đối mặt với lưới lửa của MG 42.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại