“Mưa nhện” xảy ra ở Brazil, các nhà khoa học nói gì?

Cẩm Mai |

Thật là ác mộng, cư dân mạng đã post lên mạng xã hội đoạn video ghi hình cơn mưa nhện xảy ra vào ngày 11/1 vừa qua tại đông nam Brazil.

Hàng trăm con nhện từ trên tròi rơi xuống như mưa tại Espírito Santo do Dourado, cách São Paulo 250km về phía tây bắc Brazil. Cư dân địa phương gọi đó là "cơn mưa nhện".

Mặc dù nhện trông như đang rơi xuống, nhưng chúng thực sự đang di chuyển trên mạng nhện giống như tán cây. Trên không trung dày đặc những chấm đen. Các chuyên gia nói rằng thời tiết nóng ẩm trong khu vực gây ra mạng nhện tạm thời như vậy.

"Mưa nhện" ở Brazil.

Ông João Pedro Martinelli Fonseca, đã ghi hình được "cơn mưa nhện" cho biết, ông đã thấy rất sợ và choáng váng.

Ở Australia đã từng xuất hiện màng nhện lớn lơ lửng giữa trời, nhưng không có hàng trăm con nhện rơi xuống. Đám nhện có thể bay xa hàng trăm km như bong bóng. Con người khó nhìn thấy bằng mắt thường và có thể bị ảo giác.

Nhện phát hiện ra điện trường ở mức độ thấy được trong khí quyển tự nhiên, nên chúng di chuyển thành đám như bong bóng. Thậm chí, các chuyên gia còn thấy bong bóng nhện phát ra điện trường.

Nói một cách đơn giản hơn, bong bóng bay lên trên tán lá và mạng nhện bị gió thổi đi mạnh đến mức cuốn theo cả đám nhện. Các nhà khoa học đã nghiên cứu về hiện tượng bất thường này và con người luôn nghĩ nhện không thể bay lên.

Tuy nhiên, nhện không cánh, có chân đốt có thể bay cao đến 4km trên bầu trời và bay xa hàng trăm km. Nhện thường di chuyển đường dài đến bất cứ nơi nào trong khoảng từ vài mét đến vài km.

Nhện làm tổ cả ngày trong quả bong bóng khổng lồ trong thảm thực vật, rồi bung ra vào đầu buổi tối để giăng màng tơ khổng lồ treo giữa cây và bụi rậm. Mỗi màng tơ nhện rộng đến 4m và dày 3m.

Lúc bình minh, nhện ăn thịt con mồi bắt được trong đêm - thường là côn trùng nhỏ, đôi khi bắt được cả chim nhỏ, rồi chúng lại về vào thảm thực vật.

Con người thường hoảng sợ khi thấy "mưa nhện", nhện dày đặc trên không trung, mạng nhện quá dày và lớn nhưng thực ra chúng không gây hại gì, mà còn có lợi. Những con côn trùng gây hại, như ruồi muỗi, thường bị vướng vào mạng nhện, trở thành thức ăn cho nhện.

Năm 2013, "mưa nhện" cũng đã xảy ra ở Santo Antônio da Platina, phía nam Brazil, thu hút sự chú ý trên cộng đồng mạng.

Nguồn bài và ảnh: News và The Guardian

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại