“Lãnh địa” bí ẩn nhất Trái Đất: Giải mã nó còn khó hơn lên Mặt Trăng!

Cẩm Mai |

Nhà khoa học ví rằng, con người khám phá bề mặt Mặt Trăng còn dễ hơn khám phá “vùng lãnh địa” tuyệt mật này.

Đó chính là đại dương. Cụ thể hơn là đáy đại dương. 

Vậy, hành trình của các nhà khoa học trên con đường chinh phục thế giới bí ẩn này thế nào?

Chiếc tàu ngầm màu vàng, giống như 7 năm trước đã ghi hình ảnh đầu tiên về con mực khổng lồ dưới biển sâu, tưởng rằng 5 giờ sau sẽ trở lại dưới đáy đại dương sâu thẳm ngoài khơi Eluethera - một hòn đảo hình con rắn ở Bahamas.

Một thủy thủ hét lên khi nhìn ra cách xuồng khoảng 15m. Ánh sáng xanh chiếu xuống biển ngày càng sáng hơn cho đến khi xuồng con nhộng chứa ba người, nhô lên khỏi mặt nước.

Một thủy thủ giữ thăng bằng con xuồng rồi lao xuống nước, bơi sang tàu thăm dò, chuẩn bị móc nó lên con tàu dài 56m gọi là Alucia, sẽ sớm kéo chiếc tàu ngầm màu vàng lên khỏi mặt biển và kết thúc nhiệm vụ đêm.

Biển sâu là nơi con người chưa khám phá đến tận cùng. Nhóm thám hiểm OceanX đã tìm ra cá mập 6 mang - loài cá mập thống trị dưới lòng biển sâu - ở độ sâu 914m. Vẽ bản đồ bề mặt của Mặt Trăng còn dễ hơn xuống nơi không ánh sáng này, sinh vật biển cũng khó sống được.

Nếu không có tàu ngầm, thì không ai tiếp cận được xuống lòng biển sâu. Vì vậy, nhóm OceanX được tư nhân tài trợ đến hoạt động ở Nam Cực, Galapagos và xa hơn nữa – nhằm mang những câu chuyện về đại dương sâu thẳm lên bờ.

Tàu ngầm được lên kế hoạch cẩn thận cho mỗi lần lặn và được kiểm tra tỉ mỉ, nạp oxy trước. Tàu ngầm gắn cảm biến được phòng điều khiển nhiệm vụ theo dõi từng giây cuộc thám hiểm.

Những con tàu ngầm lao xuống đại dương sâu thẳm như tàu vũ trụ NASA phóng đi tìm những hành tinh mới trong vũ trụ cách xa Trái Đất hàng tỷ km. Mọi thứ dưới lòng biển sâu còn rất đỗi lạ lẫm với các nhà sinh thái biển.

Tàu ngầm khám phá đại dương cũng giống như tàu vũ trụ - Ảnh 1.
Tàu ngầm khám phá đại dương cũng giống như tàu vũ trụ - Ảnh 2.

Tàu ngầ chiếu sáng vào đàn cá.

Chưa ai xuống đáy đại dương

Họ như rơi xuống một hẻm núi, nên người điều khiển tàu ngầm đã nhích lên phía trước. Dù họ chiếu đèn sáng chói, vẫn chỉ nhìn được trong tầm 6m.

Họ tiến đến một ngọn tháp khổng lồ, hình con dao ở phía trước.Nơi đây là quần thể chứa đầy bọt biển, san hô và những con vật có gai.

Tàu ngầm khám phá đại dương cũng giống như tàu vũ trụ - Ảnh 3.

Nhóm thám hiểm trước khi lặn xuống đại dương.

Lao xuống bóng tối

Ngay khi đồng hồ điểm thời khắc giao thừa năm 2019, hàng trăm nhà vật lý thiên văn, kỹ sư và nhà thiên văn học đã uống sâm panh bằng cốc nhựa chúc mừng trong khán phòng tại Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Johns Hopkins, Columbus, Maryland (Mỹ).

Mọi người đều có mặt ở đây tiệc tùng ăn mừng vì chỉ trong 33 phút, con tàu vũ trụ huyền thoại của NASA New Horizons đã tiếp cận tới vật thể xa và cổ xưa nhất trong Hệ Mặt Trời, là thiên thạch Ultima Thule. Nó sẽ là thế giới xa nhất được tàu thám hiểm của con người ghé thăm.

Lòng đại dương là phần Trái Đất còn xa lạ với con người

Cuộc di cư lớn nhất trên Trái Đất xảy ra trên biển, các sinh vật di chuyển từ vùng nước sâu đến vùng nước nông và trở lại, được nhà nghiên cứu ghi chép lại hàng ngày. Trong số những sinh vật này có hàng nghìn tỷ sinh vật phát sáng khi chúng rơi xuống đáy biển thành hiện tượng được gọi là tuyết biển.

Các nhà thám hiểm đại dương muốn biết tại sao có con phát sáng, có con không phát sáng, vai trò của chúng trong việc giữ carbon dưới biển sâu và điều tiết khí hậu Trái Đất.

Cuộc sống dưới đáy biển có vai trò quan trọng đối với hành tinh dù chúng ta chưa biết về hoạt động dưới đó.

Tàu ngầm khám phá đại dương cũng giống như tàu vũ trụ - Ảnh 4.

Phát hiện xác tàu chìm

Tàu ngầm thám hiểm đại dương thường mong tìm thấy cái gì đó lạ thường. Các nhiếp ảnh gia trong chiếc tàu ngầm màu vàng đã tình cờ phát hiện ra những sinh vật ngoài hành tinh kỳ quái nhảy múa dưới đáy biển bằng chân mỏng manh như thách đố khoa học giải thích.

Vincent Pieribone - nhà khoa học thuộc ĐH Yale, chỉ đạo các nhiệm vụ khoa học của nhóm OceanX, đã thấy nhiều điều bất ngờ hơn mong đợi. Họ đã lặn xuống một vũng nước đen kịt,có những sinh vật nhỏ trong suốt, dính sền sệt đang bay lượn trên bong bóng tàu ngầm.

Trở về

Tàu ngầm khám phá đại dương cũng giống như tàu vũ trụ - Ảnh 5.

Tàu Alucia trước băng Nam Cực.

Mọi người nóng lòng trông chờ các nhà thám hiểm trở về mang theo những điều chưa biết còn nằm trong bóng tối đại dương. Phi hành đoàn thực hiện nhiệm vụ thám hiểm, khong phải robot.

Nhóm OceanX đã thực hiện hàng ngàn lần lặn biển sâu và họ luôn cẩn thận. Trưởng tàu ngầm Alucia – ông Peter Fielding, không ngủ cho đến khi cập bến an toàn. Nhiều sự cố có thể xảy ra dưới biển nếu như không cẩn thận.

Khi nhà du hành Neil Armstrong bước chân lên bề mặt Mặt Trắng trắng phớ vào năm 1969, ông đã nói chuyện với Trái Đất từ cách xa hươn 400 ngàn km qua đài phát thanh. Nhưng không thể dùng sóng radio dưới biển sâu, GPS và điện thoại di động cũng vậy.

Tàu ngầm khám phá đại dương cũng giống như tàu vũ trụ - Ảnh 6.

Con sứa dưới biển Alaska.

Vì vậy, chúng ta không có cách nào liên lạc dưới biển sâu, ngoài cách giao tiếp giống như cá voi - gửi âm thanh qua nước, còn được gọi là sonar.

Trong khi tàu ngầm tìm kiếm thế giới mới thì họ chỉ thấy những con mực và các sinh vật phát sáng. Thủy thủ đoàn ngồi trong phòng điều khiển lạnh lẽo chỉ có màn hình và bản đồ số. Họ phải tuân thủ quy tắc: không ai được thay đổi kế hoạch nhiệm vụ.

Những chiếc tàu ngầm đã trở về an toàn nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện hành trình khám phá biển sâu.

Tàu ngầm như tàu vũ trụ

Những chiếc tàu ngầm OceanX đã thực hiện hàng ngàn chuyến lặn biển giống như những con tàu vũ trụ của NASA. Chúng được thiết kế để được sử dụng nhiều lần, đều phải chịu môi trường khắc nghiệt nhất, đưa con người đến những nơi xa xôi nhất có thể. Nên tàu ngầm cũng giống như tàu vũ trụ.

Tàu ngầm khám phá đại dương cũng giống như tàu vũ trụ - Ảnh 7.

Trong phòng điều khiển tàu ngầm.

Cuộc đua khám phá dưới biển và trên vũ trụ

Các con tàu của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), đã khám phá điểm sâu nhất của Trái Đất là Rãnh Mariana vào năm 2016. Năm nay, một cơ quan nghiên cứu đại dương tư nhân cùng NASA săn lùng bộ sưu tập thiên thạch đã phát nổ trên Thái Bình Dương.

Sau đó, Học viện Đại dương Schmidt sử dụng đội robot hoặc phương tiện điều khiển từ xa (ROV), để lùng sục dưới biển sâu.

Chúng ta thường hay quên mất rằng Trái Đất là thế giới được đại dương bao la bao bọc. Chúng ta có thể thả camera ghi hình xuống biển sâu nhưng ai có đủ kiên nhẫn ngồi xem video kéo dài hàng trăm giờ để cố gắng nhìn ra địa hình lạ hoặc sinh vật mới?

Do đó, Viện nghiên cứu thủy cung Vịnh Monterey đang phát triển các chương trình thông minh có thể nhận ra sự kiện đáng chú ý.

Tàu ngầm khám phá đại dương cũng giống như tàu vũ trụ - Ảnh 9.

Một tàu ngầm OceanX nho lên khỏi mặt biển.

Nhưng OceanX vẫn cần mắt người tìm kiếm dưới nước. Robot camera không đủ thông minh, chỉ các nhà khoa học mới có thể phát hiện những sinh vật biển khó nắm bắt và quay phim, đưa lên bờ, trở thành bằng chứng vô giá.

Tàu ngầm khám phá đại dương cũng giống như tàu vũ trụ - Ảnh 10.

Con sứa trong suốt trong lòng đại dương.

Nhân loại cần quan tâm nhiều hơn đến đại dương - thế giới bên ngoài bầu khí quyển. NASA ​sẽ nhận được khoảng 19,6 tỷ đô la trong năm 2019 từ chính phủ Mỹ. Hơn một nửa số tiền đó được dùng cho khám phá không gian. Trong khi đó, yêu cầu ngân sách thăm dò đại dương của NOAA cho năm 2018 chỉ có 19,4 triệu đô la.

Vũ trụ với các thiên hà sống động, lỗ đen bí ẩn và thế giới mới, thường được quảng bá rầm rộ làm nhân loại háo hức khám phá. Trong khi đó, đại dương thường bị nói đến với sự chết chóc, ô nhiễm và san hô đang chết dần, làm mọi người xa lánh. Đó cũng là một lý do nữa làm cho biển sâu vẫn là một thế giới mà con người chưa thể khám phá đến tận cùng.

Nguồn bài và ảnh: Mashable

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại