Bác sĩ cấp cứu: "Uống nước chanh, quất mật ong giải rượu không có tác dụng gì"

H.Nguyên |

Như Suckhoedoisong.vn đã đưa về thông tin bệnh nhân ngộ độc rượu được “truyền 15 lít bia” để giải độc đã vô tình gây ra hiểu lầm lớn cho phần lớn những độc giả khi tiếp cận thông tin trên. Chia sẻ và nêu quan điểm về vấn đề này, Bs. Ngô Đức Hùng, khoa Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai cho hay.

Là bác sĩ ở khoa cấp cứu A9, BV Bạch Mai, Bs. Hùng cho biết, ở khoa A9 việc tiếp nhận bệnh nhân say rượu, uống rượu hôn mê cấp cứu như “cơm bữa”. Mỗi ngày có vài ca mà hầu hết là ca nặng.

Cùng theo Bs. Hùng trong câu chuyện điều trị cho bệnh nhân bị ngộ độc rượu mấu chốt là lọc máu, không phải uống bia (báo viết là truyền bia, chính xác hơn là bơm qua sonde dạ dày)

Để hiểu rõ về các loại rượu, theo Bs. Hùng chất cồn có 2 loại, cồn công nghiệp và cồn thực phẩm:

Cồn công nghiệp có thành phần là Methanol (CH3OH), ethanol và 1 vài loại khác. Chất này vốn KHÔNG ĐƯỢC UỐNG, vì nó gây độc lên hệ thần kinh rất kinh khủng có thể gây mờ mắt, tổn thương dẫn truyền thần kinh, tổn thương vỏ não. Cuối cùng là suy đa phủ tạng và chết. Trước đó, báo chí có thông tin có vụ ngộ độc rượu Vodka rởm làm 6 người chết ấy và thủ phạm chính là Methanol.

Còn cồn thực phẩm, là Ethanol (C2H5OH). Là các loại rượu trên thị trường. Rượu mới nấu hay rượu ủ bằng những thứ không đảm bảo, thường có lẫn rất ít methanol, nhưng không đáng kể. Hoặc bọn gian thương đem cồn công nghiệp pha nước sản xuất rượu rởm thì đương nhiên trong rượu ấy có đầy methanol.

Thế nên có ngộ độc, người ta lựa chọn ngộ độc ethanol dễ chữa hơn và tiên lượng tốt hơn là Methanol.

Bác sĩ cấp cứu: Uống nước chanh, quất mật ong giải rượu không có tác dụng gì - Ảnh 1.

bs. Ngô Đức Hùng, khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai

Về bản chất hóa học, cả Methanol và Ethanol đều gây ngộ độc giống nhau. Nhưng Methanol nặng nề hơn nhiều và dễ tử vong hơn .

Khi vào máu, chúng sẽ cùng tấn công lên tế bào não gây hưng phấn, cười nói huyên thuyên, sau đó ức chế gà gật rồi hôn mê. Ethanol lành tính hơn Methanol.

Nói về giải độc khi bị ngộ độc, BS. Ngô Đức Hùng cho biết, khi ngộ độc, quan trọng nhất là lấy chất độc ra khỏi cơ thể, bằng tăng đào thải có thể theo đường tự nhiên hoặc nhân tạo. Trong lúc chờ đợi, có thể làm giảm bớt triệu chứng ngộ độc bằng cho uống ethanol để ethanol cạnh tranh đẩy methanol ra khỏi tế bào.

Tuy vậy, đổi lại hậu quả là nguy cơ ngộ độc thêm Ethanol nếu không định lượng được nồng độ Methanol trong máu (để ước lượng liều ethanol đưa vào).

Nếu có máy lọc máu hấp phụ, thì sẽ thuận lợi hơn và sẽ giải quyết được hết rắc rối.

“Vậy nên, phác đồ nước ngoài khuyến cáo có thể cho ethanol vào để ethanol để đẩy methanol ra, tuy nhiên nhưng cần kiểm soát rất chặt liều lượng, bởi nếu không cho quá liều ethanol thì lại phải đi “giải quyết ngộ độc ethanol”.Bs. Ngô Đức Hùng chia sẻ.

Còn một vấn đề được rất nhiều người quan tâm đó là làm cách nào để giải được rượu nếu chẳng may uống say, Bs. Hùng cho biết, cơ bản của giải rượu bia là cho cơ thể chuyển hóa hết.

Theo đó, Bs. Hùng bật mí, việc nhiều người giải rượu bằng cách uống nước chanh, quất mật ong là không có tác dụng gì.

Bởi vì khi uống vào rượu chuyển hóa thành acid lactic rồi thải ra ngoài, vậy nên sẽ nhiễm toan máu, uống nước chanh và cà chua là cung cấp thêm acid cho máu và rượu bia làm tăng thẩm thấu máu.

Mặt khác, khi uống rượu bia vào cơ thể sẽ rất háo nước mặc dù đi tiểu nhiều lần, vì ethanol trong bia làm tăng áp lực thẩm thấu máu, dù lượng nước đưa vào cơ thể rất nhiều. Và đó là nguồn cơn gây rối loạn điện giải, mất K và Mg qua nước tiểu làm cơ thể bải hoải, đau mỏi cơ. Cho nên, cần phải cung cấp nước đủ, lúc này uống nước trung tính, nước quả, uống thêm vitamin B1 sẽ tốt hơn là uống nước chanh.

“Điều quan trọng nữa là rượu bia gây ức chế thần kinh rất mạnh nên triệu chứng lẫn lộn không phân biệt được, nếu để quá thì dẫn đến chết não, vậy nên không nên để người say rượu ngủ quá lâu, thỉnh thoảng phải đánh thức xem còn tỉnh không”. Bs. Hùng nói.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại