LHQ: Chuyện Ukraine-Nga "nóng như lửa đốt", hơn 70 quốc gia không biết nên ủng hộ bên nào

Tất Đạt |

Nhiều mâu thuẫn đã nảy sinh trong cuộc bỏ phiếu thông qua nghị quyết do Ukraine đề xuất lên Liên Hợp Quốc.

Theo RT, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã tổ chức bỏ phiếu về một nghị quyết được Ukraine soạn thảo với nội dung "phi quân sự hóa" biển Azov và Biển Đen.

Khoảng 1 nửa số quốc gia bỏ phiếu trắng và Moskva cho rằng hành động này giống như "biếu không bàn thắng" cho Kiev.

Cụ thể, 66 quốc gia bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết, 19 bỏ phiếu chống và 72 bỏ phiếu trắng.

Trong nghị quyết, Ukraine cáo buộc Nga vì vi phạm lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine thông qua hành động triển khai quân sự tới Crimea. Tài liệu này cũng lên án các hành vi của Moskva trong việc giới hạn tự do hàng hải tại biển Azov và khẳng định Nga đang có kế hoạch tăng cường quân sự hóa vùng Biển Đen.

Trước cuộc bỏ phiếu, Syria và Iran đã đề xuất một số sửa đổi để nghị quyết có tính công bằng hơn, bao gồm thỏa thuận MINSK và trách nhiệm của Kiev trong việc tuân thủ các thỏa thuận này.

Theo đó, cả Kiev và các nước cộng hòa tự xưng tại miền Đông Ukraine phải tuân thủ lệnh ngừng bắn, cũng như hạn chế triển khai lực lượng và khí tài quân sự. Kiev cũng phải đảm bảo các cuộc bầu cử trong khu vực diễn ra theo đúng quy định của pháp luật.

Nhưng ủy ban LHQ đã từ chối các sửa đổi nói trên. Nga lên tiếng phản đối và cho rằng hành động này đã biến nghị quyết nói trên thành "thỏa thuận một chiều".

Ông Dmitry Polyansky, Phó Đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên Hợp Quốc, đề cập tới số lượng các quốc gia bỏ phiếu trắng, và cho rằng những quốc gia này "không muốn dính líu tới âm mưu hiểm ác của Ukraine".

Cũng theo ông Polyansky, bằng việc thông qua nghị quyết, HĐBA đã gửi tới Kiev tín hiệu rằng "mọi chuyện đều có thể được tha thứ, và Nga sẽ là quốc gia chịu trận".

Tuy nhiên, vị đại diện khẳng định nghị quyết "lừa dối" sẽ không thay đổi bất kì tình hình nào tại Crimea hoặc khu vực xung quanh đó. "Thế lực" có khả năng thực sự giải quyết mâu thuẫn là Washington - quốc gia vẫn đang đứng đằng sau "giật dây" Kiev.

Nhắc tới vụ đụng độ tại biển Azov, ông Polyansky cho rằng đây là "hành vi khiêu khích được lên kế hoạch kĩ lưỡng".

"Ukraine đã thực hiện hành động đó với sự ủng hộ từ Mỹ và những quốc gia ủng hộ Ukraine".

Ba tàu hải quân Ukraine đã bị lực lượng biên phòng Nga chặn và bắt giữ sau một loạt những cảnh báo và yêu cầu dừng tàu.

Moksva cho rằng tàu Ukraine đã thất bại trong việc đi qua eo biển Kerch - khu vực nối biển Đen và biển Azov.

Mặt khác, Kiev khẳng định đã tuân thủ mọi quy định của pháp luật. Sau đó, tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đề xuất thiết quân luật tại một số khu vực giáp ranh với biên giới Nga và được quốc hội Ukraine thông qua. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gọi vụ đụng độ ở biển Azov là hành vi khiêu khích với mục tiêu tăng cường áp lực lên các đối thủ chính trị của ông Poroshenko trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3 tới.

Theo RT, các tàu bị bắt giữ đều được trang bị vũ trang "quá mức cần thiết" và đang có ý định "bí mật đi qua" eo biển Kerch.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại