Có sự "lừa dối" không hề nhẹ về tình hình xuất khẩu vũ khí Nga: Dậy sóng?

Bảo Lam |

Mới đây các phương tiện truyền thông lại dậy sóng vì thông tin liên quan tới việc Nga bước lên vị trí thứ hai thế giới về doanh thu xuất khẩu vũ khí.

Trong bài viết mang tựa đề "Các phương tiện truyền thông 'lừa dối' về tình hình xuất khẩu vũ khí Nga - СМИ соврали о российском оружейном экспорте" trên trang discussio.ru, tác giả đã chỉ ra những điểm bất hợp lý của giới truyền thông khi đưa tin về tình hình xuất khẩu vũ khí của Nga.

Theo đó, truyền thông quốc tế lại đang dậy sóng vì báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (Stockholm International Peace Research Institute, viết tắt là SIPRI), Nga bước lên vị trí thứ hai thế giới về doanh thu xuất khẩu vũ khí.

Thực tế, trong bối cảnh hiện nay, việc Nga giành lại cho mình vị trí của một trong những nước dẫn đầu thị trường vũ khí thế giới khiến cho tinh thần của họ trở nên phấn chấn.

Dù hơi buồn chút xíu vì Nga phải tranh giành vị trí thứ hai về xuất khẩu vũ khí với, không phải các cường quốc công nghiệp như Trung Quốc, Đức hoặc Pháp (Mỹ, đương nhiên, không có đối thủ), mà là với Anh - đất nước gần như không còn sản xuất gì nữa.

Nhưng khi tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng, nhiều vấn đề hóa ra không phải như "tít" của các trang báo.

Kẻ buôn vũ khí

Doanh thu của các công ty quốc phòng lớn nhất Nga đạt mức 9,5% tổng doanh thu vũ khí bán ra trên toàn cầu. Vị trí đầu tiên thuộc về Mỹ (57%), thứ ba là Anh (9%). Được biết rằng tập đoàn "Almaz-Antey" (Nga) lọt vào tốp 10 công ty quốc phòng lớn nhất thế giới.

Cuối cùng, các chuyên gia Thụy Điển ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của 9 doanh nghiệp quốc phòng lớn nhất Nga.

Những kết quả kinh doanh vô cùng ấn tượng, mà theo thông tin của SIPRI cho thấy, "Tập đoàn chế tạo động cơ liên hợp" tăng trưởng 25%, "Các tổ hợp chính xác" – 22%, "Vũ khí tên lửa chiến thuật" – 19%. Chỉ có "Uralvagonzavod" tăng trưởng sụt giảm.

Có sự lừa dối không hề nhẹ về tình hình xuất khẩu vũ khí Nga: Dậy sóng? - Ảnh 1.

Tiêm kích Su-35 Trung Quốc nhập khẩu từ Nga.

"Giày cói rọ mõm đi khắp nơi"

Tuy nhiên, căn cứ vào tài liệu gốc thì thực tế không như những gì báo chí Phương Tây và Nga đưa tin. Khi mở báo cáo đăng tải trên trang điện tử chính thức của SIPRI thì có thể thấy rằng Nga xếp vị trí thứ hai về sản lượng vũ khí trên thế giới. Sản lượng chứ không phải doanh thu từ việc bán hay xuất khẩu vũ khí.

Tiếp đến, trong báo cáo người ta cộng dồn các bản hợp đồng: Cả những hợp đồng được ký kết ở ngay quốc gia-sản xuất, và những hợp đồng xuất khẩu vũ khí, chứ không chỉ những gì bán được ra trên thị trường thế giới.

Về vấn đề này, chuyên viên nghiên cứu của Viện SIPRI, ông Simon Vezeman giải thích: "Điều này tương ứng với việc Nga tăng chi phí mua sắm vũ khí để nâng cấp các lực lượng vũ trang của mình". Như vậy mọi thứ quá rõ.

Các nhân viên của Viện SIPRI cũng đưa ra lời bình luận tương tự liên quan tới tốc độ tăng trưởng 24% của lĩnh vực sản xuất vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ:

"Điều này phản ảnh nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ phát triển lĩnh vực công nghiệp quân sự của mình nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng đối với vũ khí và độc lập hơn trước các nhà cung cấp nước ngoài", chuyên viên nghiên cứu Chương trình vũ khí và chi phí quân sự của SIPRI, ông Peter Vezeman giải thích với các phóng viên.

Ở đây, có thể không đồng tình với phương pháp tính toán lạ lùng khi cho rằng cần phải cộng dồn các chi phí cho quốc phòng với lợi nhuận từ việc xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên, bản chất ở chỗ phương pháp của một nghiên cứu luôn được lựa chọn căn cứ vào những mục tiêu mà các chuyên gia nghiên cứu đặt ra cho mình.

Nếu vậy, có nghĩa là các chuyên gia Thụy Điển đã áp dụng một phương pháp tiếp cận thích hợp nhằm giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu - những thứ mà họ sẽ nhận được tiền thù lao.

Nhưng điều thú vị nhất – đó bảng xếp hạng lại không tính toán doanh thu của các công ty Trung Quốc.

Đây là một chi tiết khá hài hước, đặc biệt căn cứ vào việc Trung Quốc là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới sản xuất các UAV chiến đấu, những bản sao rẻ tiền của các máy bay Liên Xô và các tổ hợp tên lửa phòng không giống S-300 của Nga. Tất cả được sản xuất để phục vụ cả xuất khẩu lẫn nhu cầu trong nước.

Có sự lừa dối không hề nhẹ về tình hình xuất khẩu vũ khí Nga: Dậy sóng? - Ảnh 2.

Tên lửa phòng không S-400 của Nga đang "cháy hàng".

Có thể đoán già đoán non về những lý do của việc "hạ thấp danh dự" này đối với Trung Quốc.

Nhiều phỏng đoán cho rằng các chuyên gia phương Tây không thể truy cập vào các dữ liệu liên quan (điều hoàn toàn có thể xảy ra bởi vì Trung Quốc là một quốc gia khép kín), hoặc là Trung Quốc đã bỏ tiền mua chuộc các chuyên gia của SIPRI để không đưa những thành tựu của lĩnh vực công nghiệp quốc phòng lên mặt báo.

Còn lại gì?

Kinh doanh vũ khí là lĩnh vực, nơi mà thương mại có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ với chính trị, còn các trò chơi gián điệp của những cơ quan an ninh - phục vụ lợi ích của các tập đoàn, mà để phân tích được sự thành hay bại của nó khi đứng từ bên ngoài là điều không thể.

Có thể tập hợp những dữ liệu từ các nguồn thông tin mở, cộng chúng lại và đưa ra những kết luận nào đó trong bộ dạng tỏ vẻ thông minh. Tuy nhiên, chúng lại ít có sự liên quan nào đó với thực tế.

Có thể, lấy ví dụ, thật mừng rỡ khi Nga ký được bản hợp đồng lớn bán cho Thổ Nhĩ Kỳ các tổ hợp S-400. Mà cũng có thể tá hỏa khi Moscow cấp cho Ankara một khoản tín dụng khủng để thực hiện bản hợp đồng này, hay nói cách khác, Nga bán cho anh hàng xóm vũ khí tiên tiến và anh ta trả cho Nga bằng tiền của chính Nga.

Cả hai kết luận đều đúng… và cũng chẳng hề đúng. Bởi vì giá trị của các hợp đồng vũ khí, suy cho cùng, không thể đo đếm bằng tiền. Ít ra thì không chỉ bằng tiền.

Nga đang nâng cấp kho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa khi thay thế các tên lửa đã lỗi thời "Voevod" bằng những tên lửa đạn đạo "Sarmat" siêu hiện đại, đưa vào tuần tra chiến đấu các tổ hợp lazer "Peresvet", xây dựng căn cứ quân sự trên quần đảo Kurill, tái trang bị các tổ hợp S-400 cho những đơn vị phòng không, hoàn thiện xe tăng "Armata".

Có sự lừa dối không hề nhẹ về tình hình xuất khẩu vũ khí Nga: Dậy sóng? - Ảnh 3.

Xe tăng T-14 Armata.

Và tất cả những thứ này đều cần phải có tiền. Ngân sách năm nay của Nga đã cấp cho những mục tiêu này và nhiều dự án khác nữa hơn 940 tỷ rúp.

Nhưng từ quan điểm của Viện SIPRI, đó không phải là các khoản chi phí quốc phòng, mà là doanh thu của các công ty công nghiệp quốc phòng.

Mặt khác, vào tháng 12/2017, Hạm đội Hoàng gia Anh đã tiếp nhận chiếc tàu sân bay tối tân "Nữ hoàng Elizabeth" (Queen Elizabeth).

Chiếc tàu tải trọng 70 nghìn tấn ngốn của người dân Anh tới tận 3 tỷ bảng. Chiếc tàu thứ hai của lớp này – "Hoàng tử xứ Wales" (Prince of Wales) đang trong giai đoạn hoàn tất.

Theo đó, Hạm đội Hoàng gia Anh đã tăng cường đáng kể sức mạnh của mình. Nhưng vì đó là các bản hợp đồng kín, tiền đã được thanh toán cho các nhà thầu, thì theo logic của Viện SIPRI, Anh… đã tiết kiệm chi phí cho các lực lượng vũ trang. Và từ đó đã rớt hạng những quốc gia chi tiêu quốc phòng lớn nhất hành tinh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại