BS cảnh báo: 4 dấu hiệu cho thấy mạch máu đang dần bị tắc, xử lý ngay để tránh nguy hiểm

Vân Hồng |

Mạch máu bị tắc, có cục máu đông hay độ nhớt máu cao không chỉ khiến bạn khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt, mà còn có nguy cơ gây tai biến não, tim mạch, đột quỵ.

Cơ thể của chúng ta được bao phủ bởi hệ thống các mạch máu lớn và nhỏ phủ khắp từ đầu đến chân. Thông qua hệ thống này, máu chảy qua lại giữa các bộ phận trong cơ thể một cách liên tục và nhịp nhàng.

Máu không chỉ vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, mà còn có chức năng vận chuyển nhiều chất thải trao đổi chất khác nhau để giữ cho mạch máu sạch và khỏe mạnh.

Khi máu trở nên đặc/dày lên, lưu lượng máu lưu thông trong mạch sẽ chậm lại, dẫn đến một số bộ phận nào đó trên cơ thể không thể lấy oxy và chất dinh dưỡng một cách kịp thời, đồng thời dễ dàng để hình thành cục máu đông, trường hợp nặng có thể làm tắc nghẽn mạch máu, và có thể dễ dàng dẫn đến vỡ mạch hoặc tai biến tim mạch sau huyết khối.

Do đó, điều quan trọng là giữ cho máu sạch và khỏe mạnh. Theo các chuyên gia sức khỏe trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), nếu bạn thường xuyên có 4 biểu hiện sau đây, bạn phải nhanh chóng tìm giải pháp thanh lọc máu, không nên trì hoãn.

Nếu cơ thể không có 4 dấu hiệu này, thì xin chúc mừng, mạch máu của bạn vẫn rất sạch sẽ!

BS cảnh báo: 4 dấu hiệu cho thấy mạch máu đang dần bị tắc, xử lý ngay để tránh nguy hiểm - Ảnh 1.

1. Ngủ dậy chóng mặt, đầu óc thiếu minh mẫn

Thông thường, sau một đêm nghỉ ngơi đầy đủ, mọi người thức dậy sẽ giống như được tiếp thêm sinh lực, cơ thể và đầu óc đều tràn đầy năng lượng sau khi thức dậy vào buổi sáng.

Nhưng, loại trừ ảnh hưởng của các bệnh khác, nếu buổi sáng sau khi ngủ dậy bạn có một cảm giác chóng mặt, đầu óc thiếu minh mẫn, cảm giác bị chậm chạp cả hành động lẫn tư duy, đặc biệt là sau khi ăn sáng xong mới dần dần tỉnh táo và có năng lượng hơn, đó chính là dấu hiệu cảnh báo mạch máu của bạn đang bị đậm đặc quá. Đây có thể là máu đông (đậm đặc, nhớt) ở mức độ khá cao.

Bởi vì độ nhớt máu cao, tuần hoàn máu kém, dẫn đến tình trạng máu không đủ cung cấp cho não, phục vụ các hoạt động tức thời, từ đó sinh ra chóng mặt, loạng choạng và các triệu chứng khác.

2. Tầm nhìn đột ngột mờ đi

Khi thị lực bất ngờ bị giảm sút, tầm nhìn mờ hoặc mắt nhòe cũng là một biểu hiện của độ nhớt máu cao. Khi độ nhớt máu cao hơn bình thường, máu sẽ không di chuyển thông suốt, võng mạc và hệ thần kinh điều khiển mắt không thể nhận được chất dinh dưỡng và oxy kịp thời dẫn đến dễ bị thiếu oxy máu thoáng qua - thiếu máu cục bộ.

Biểu hiện phổ biến nhất của triệu chứng này là tầm nhìn đột ngột mờ, khoa học y tế gọi hiện tượng này là mờ ảo giác. Trừ việc bạn đang bị ảnh hưởng của các bệnh khác, nếu có hiện tượng thị lực thường xuyên bị mờ, mọi người nên cảnh giác với thực tế rằng máu đã trở nên dính, cần phải sớm xử lý.

BS cảnh báo: 4 dấu hiệu cho thấy mạch máu đang dần bị tắc, xử lý ngay để tránh nguy hiểm - Ảnh 2.

3. Ngồi xổm làm việc có cảm giác thở gấp, hơi thở ngắn

Khi bạn cần phải ngồi xổm để làm một việc gì đó, sau đó xuất hiện cảm giác khó thở, hơi thở ngắn, thít thở khó khăn thì đây cũng được xem là một dấu hiệu cảnh báo máu của bạn đã bị nhớt dính.

Bởi vì khi bạn giữ tư thế ngồi xổm làm việc, máu trở về tim sẽ đột ngột giảm, nếu máu bạn quá nhớt, tuần hoàn máu chắc chắn sẽ kém, không thể trao đổi kịp thời của oxy và carbon dioxide lên vùng não và phổi dẫn tới các cơ quan khác sẽ thiếu máu cục bộ.

Điều này rất dễ dàng xuất hiện các triệu chứng như khó thở và hụt hơi. Vì vậy, nếu bạn làm việc trong tư thế ngồi xổm mà có trường hợp khó thở, hãy chú ý đi khám sớm.

BS cảnh báo: 4 dấu hiệu cho thấy mạch máu đang dần bị tắc, xử lý ngay để tránh nguy hiểm - Ảnh 3.

4. Không nghỉ ngơi vào giờ trưa thì sau đó buồn ngủ không chịu nổi

Nếu bạn có sức khỏe tốt, trong một ngày nào đó bạn không ngủ trưa, buổi chiều vẫn có thể làm việc bình thường. Nhưng nếu bạn gặp hiện tượng hễ không ngủ trưa là sau đó mệt mỏi buồn ngủ cả buổi chiều thì hãy xem lại.

Đây cũng là một tiêu chí đáng giá tình trạng máu của bạn có vấn đề, biểu hiện rõ nhất là nguồn máu nhớt bẩn.

Đối với những người thuộc nhóm không có nhớt máu, tức mạch máu luôn sạch sẽ thông suốt, thì ngủ hay không ngủ trưa cũng không có vấn đề gì, mặc dù ngủ nghỉ đủ sẽ tốt hơn, nhưng không ngủ sẽ vẫn duy trì được lịch làm việc buổi chiều.

Trong khi, người bị nhớt máu luôn cần một giấc ngủ trưa ngắn để ổn định tinh thần. Không ngủ sẽ có cảm giác vừa mệt, vừa buồn ngủ, mắt không thể mở lên được, toàn cơ thể mệt mỏi thiếu sức sống.

BS cảnh báo: 4 dấu hiệu cho thấy mạch máu đang dần bị tắc, xử lý ngay để tránh nguy hiểm - Ảnh 4.

Điều này xuất phát từ nguyên nhân sau bữa ăn trưa, tuần hoàn máu sẽ hoạt động nhanh hơn, những người bị nhớt máu cao sẽ xuất hiện tình trạng máu lên não kém, dẫn đến cảm giác buồn ngủ mệt mỏi sau bữa ăn. Nếu bạn có hiện tượng này, hễ vừa ăn là buồn ngủ, không ngủ là sẽ mệt mỏi, thì nên thận trọng, xin ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt để giải quyết tình hình.

Bệnh nhớt máu, cục máu đông, hay máu bị bẩn là một trong những yếu tố có nguy cơ cao gây ra đột quỵ, tắc mạch máu não hoặc các triệu chứng tim mạch liên quan. Hễ có vấn đề nghi ngờ, bạn nên đi khám sớm.

*Theo BS Gia đình (TQ)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại