Tìm ra “khắc tinh” của sỏi túi mật

Hoàng Yến |

Hiện nay, bên cạnh hai phương pháp điều trị sỏi mật phổ biến là nội khoa và ngoại khoa, các nhà khoa học đã phát hiện ra "khắc tinh" của bệnh này được chiết xuất từ các thảo dược Đông y truyền thống.


Tìm ra “khắc tinh” của sỏi túi mật - Ảnh 1.

Việc lấy sỏi ra khỏi cơ thể thông qua phẫu thuật cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Cơ thể con người là một khối thống nhất, mỗi bộ phận đều đảm nhận một chức năng riêng biệt, việc mất đi túi mật chắc chắn sẽ dẫn đến một số rối loạn tiêu hóa như: không có đủ dịch mật dự trữ cần thiết cho bữa ăn, gây đầy trướng, chậm tiêu hoặc bị tiêu chảy khi lượng dịch mật xuống đường tiêu hóa quá nhiều. 

Chính vì thế, việc phẫu thuật cắt túi mật chỉ nên áp dụng khi thực sự cần thiết và phải cân nhắc kỹ trước khi thực hiện.

Đa số các trường hợp mắc sỏi túi mật không nhất thiết phải phẫu thuật, nhất là khi sỏi mật chưa gây biến chứng - sỏi "im lặng". 

Lúc này túi mật vẫn còn hoạt động tốt và người bệnh hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với sỏi mật bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp hoặc sử dụng thảo dược Đông Y và siêu âm theo dõi định kỳ.

Cơ chế hình thành sỏi túi mật

Tìm ra “khắc tinh” của sỏi túi mật - Ảnh 2.

Sỏi mật có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau như túi mật, đường mật trong gan hoặc ống mật chủ.

Trong cơ thể, dịch mật đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp cơ thể tiêu hóa chất béo dễ dàng hơn, đồng thời đây còn là môi trường hòa tan và loại bỏ các chất thải từ gan ra khỏi cơ thể.

Trong dịch mật bao gồm: muối mật, cholesterol, sắc tố mật bilirubin, nước và muối khoáng hòa trộn với nhau tạo thành hỗn hợp màu vàng xanh hoặc xanh lục. 

Khi các thành phần này bị xáo trộn, như lượng cholesterol, bilirubin quá nhiều hoặc chức năng gan kém hay túi mật giảm co bóp, dịch mật bị ứ lại quá lâu khiến các thành phần trong dịch mật bị kết tụ, tạo thành sỏi mật.

Sỏi mật có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau như túi mật, đường mật trong gan hoặc ống mật chủ. Theo thành phần, sỏi mật được chia thành sỏi cholesterol, sỏi sắc tố hoặc sỏi hỗn hợp, trong đó sỏi cholesterol là dạng phổ biến nhất và thường được tìm thấy trong túi mật.

Dấu hiệu cảnh báo sỏi túi mật

Đa số trường hợp mắc sỏi túi mật không đau, không có triệu chứng rõ ràng. Chỉ khi sỏi di chuyển hoặc gây tắc nghẽn dòng chảy của dịch mật, các triệu chứng mới bộc lộ rõ ràng:

- Cảm giác đau đột ngột tại vùng dưới mạn sườn phải: có thể lan lên trên vai hoặc bả vai phải khiến người bệnh không dám thở hoặc hoạt động mạnh.

- Cơn đau quặn bụng: có thể xảy ra sau bữa ăn chứa nhiều dầu mỡ và tái phát nhiều lần.

- Sốt do nhiễm khuẩn đường mật. Người bệnh có thể sốt cao, rét run nhưng đôi khi chỉ sốt nhẹ kèm với đau bụng.

- Vàng da: Mức độ vàng da phụ thuộc vào tình trạng tắc mật và đi kèm với hiện tượng phân lẫn máu hoặc ngứa da.

- Rối loạn tiêu hóa: Sợ thức ăn nhiều dầu mỡ, đầy bụng có thể kèm theo buồn nôn, nôn ói sau ăn, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác.

Sự kết hợp của 8 loại thảo dược truyền thống tạo ra "khắc tinh" của sỏi mật

Tìm ra “khắc tinh” của sỏi túi mật - Ảnh 3.

Sự kết hợp 8 thảo dược truyền thống gồm: Sài hồ, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Chi tử, Uất kim, Chỉ xác, Nhân trần và Kim tiền thảo được coi là "khắc tinh" của sỏi mật.

Theo TS. Vũ Thị Khánh Vân – Nguyên trưởng khoa A9, Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội chia sẻ trong "Cẩm nang Phòng bệnh chủ động": Bệnh sỏi mật tương đối khó chữa và có thể tái đi tái lại khiến người bệnh phải chịu nhiều đau đớn. 

Kết hợp giữa các phương pháp Tây y với các phép trị trong Đông y sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, 8 thảo dược truyền thống gồm: Sài hồ, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Chi tử, Uất kim, Chỉ xác, Nhân trần và Kim tiền thảo được coi là "khắc tinh" của sỏi mật có khả năng tác động lên toàn hệ thống gan mật giúp:

+ Tăng cường chức năng gan

+ Tăng vận động đường mật

+ Kháng khuẩn, kháng viêm

+ Bào mòn sỏi hiệu quả trong nhiều trường hợp sỏi chưa gây biến chứng nặng, thành túi mật mỏng, kích thước sỏi không quá lớn.

Đặc biệt, với những người đã phẫu thuật cắt túi mật và gặp phải những vấn đề về tiêu hóa thì sử dụng các thảo dược tốt cho gan mật như trên cũng là giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện tiêu hóa, giảm biến chứng sau mổ.

Tìm ra “khắc tinh” của sỏi túi mật - Ảnh 4.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe KIM ĐỞM KHANG, được bào chế từ 8 thảo dược quí là một trong số ít các sản phẩm từ đông dược dành riêng cho người sỏi mật đã được nghiên cứu đánh giá về hiệu quả và mức độ an toàn khi sử dụng.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Hà Nội - Việt Nam.

(*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại