Đan Mạch làm luật đề nghị bỏ tù người có lập trường "thân Nga"?

Trí Đức |

Trang web của Quốc hội Đan Mạch đăng một dự luật, theo đó, nếu được thông qua, công dân của vương quốc này sẽ phải đối mặt với trách nhiệm hình sự nếu có lập trường "thân Nga".

Đồng thời, tờ Berlingske đưa các ví dụ về các hành động mà dự luật quy định cho hình phạt: đó là can thiệp vào các cuộc tranh luận công khai, cũng như nỗ lực ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định.

Tờ Berlingske của Đan Mạch đưa tin, theo dự thảo luật về các biện pháp chống tác động tâm lý do tình báo nước ngoài thực hiện, người dân Đan Mạch sẽ phải đối mặt với 12 năm tù giam nếu phát biểu của họ trong các chiến dịch tranh cử khác biệt với lập trường chính thức của các cơ quan chức năng, chính quyền.

"Theo dự luật, có thể lâm vào tình huống, khi một nhân viên tình báo nước ngoài nói rằng sẽ tốt hơn nếu thay bóng đèn trong nhà vệ sinh của một tổ chức nào đó, mà giám đốc người Đan Mạch nghe theo lời khuyên của anh ta", bài báo viết.

Như vậy, nếu một người Đan Mạch cho rằng các biện pháp trừng phạt chống Nga có hại cho Đan Mạch, và chia sẻ ý kiến của mình trên các phương tiện truyền thông, anh ta sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt, tờ Berlingske viết. 

Và nỗ lực bằng cách nào đó ảnh hưởng đến ý kiến ủng hộ thực hiện dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) cũng sẽ có kết cục tương tự.

Đan Mạch làm luật đề nghị bỏ tù người có lập trường thân Nga? - Ảnh 2.

Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ đi qua vùng lãnh hải Đan Mạch


Dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ đi qua các vùng lãnh thổ và đặc quyền kinh tế của các quốc gia nằm ngoài khơi bờ biển Baltic - Nga, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức.

Theo ý kiến của tác giả bài báo, dự luật này có thể được coi là nỗ lực đe dọa xã hội Đan Mạch, bởi vì chúng ta đang nói về các ý kiến hợp pháp của công dân, được dưa ra trong các cuộc thảo luận công khai, nhưng có thể được coi là sự tuyên truyền.

Tại Mỹ, người ta đã điều tra "sự can thiệp của Nga" trong cuộc bầu cử Tổng thống mà ông Donald Trump đã thắng cử hơn một năm trước. Công tố viên đặc biệt Robert Muller, cũng như cả hai Viện của Quốc hội Mỹ tham gia tiến hành điều tra. Một số nước châu Âu cũng cáo buộc Nga "can thiệp" vào công việc nội bộ của họ.

Nga đã nhiều lần phủ nhận tất cả những cáo buộc đó, thư ký báo chí của Tổng thống, Dmitry Peskov, gọi các cáo buộc này là "hoàn toàn vô căn cứ". Còn Ngoại trưởng Sergei Lavrov, cho rằng không có bất kỳ bằng chứng nào để khẳng định "sự can thiệp" như vậy.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại