Hiệu ứng tên lửa phóng xuyên khí quyển của SpaceX ảo đến nỗi ngỡ như lạc vào cõi siêu thực!

NPQM |

Biết đến bao giờ chúng ta mới được tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh này mà không cần xem qua màn hình video nhỉ?

SpaceX - công ty chuyên về mảng hàng không vũ trụ của tỷ phú công nghệ Elon Musk - mới đây đã phóng thành công tên lửa Falcon 9 của mình, đánh dấu lần thứ 30 hoàn thành nhiệm vụ.

Sự kiện này diễn ra không quá đình đám và rầm rộ báo đài ở thời điểm bắt đầu, nhưng vẫn khiến một lượng đông đảo dân tình và cộng đồng mạng chú ý vì khung cảnh tuyệt đẹp được tạo ra trên bầu trời khi vượt tầng khí quyển.

Quang cảnh tuyệt đẹp của tên lửa Falcon 9 của SpaceX phóng lên vũ trụ

Đặc biệt, mọi người dân ở khu vực phía nam California, thuộc khu vực kéo dài từ Los Angeles tới Palm Springs của Mỹ là có cơ hội may mắn nhất để được chiêm ngưỡng màn trình diễn tuyệt diệu này. Mọi thứ từ màu sắc, cho tới cả đích đến thành công mà Falcon 9 tạo ra thật đáng để vui mừng và trầm trồ thán phục.

Thử tưởng tượng một tối Chủ Nhật ngồi trầm tĩnh nghỉ ngơi bên ban công, nhâm nhi tách trà êm dịu mà lại được chứng kiến khoảnh khắc lịch sử đó thì còn gì tuyệt hơn?

Dĩ nhiên, quá trình phóng tên lửa bay từ mặt đất lên vượt tầng khí quyển như video trên không thể nào diễn ra nhanh và "ảo diệu" đến như vậy được.

Những thứ chúng ta vừa chứng kiến là một sản phẩm video time-lapse, được tạo ra bằng cách chụp liên tiếp cách đều hàng trăm nghìn bức ảnh rồi ghép lại theo trình tự thời gian. Từ đó, chuyển động tái hiện trên video sẽ hiện lên cực kỳ mượt mà, rõ nét.

Vậy tại sao việc phóng tên lửa lại tạo ra những vệt sáng như kỹ xảo phim ảnh như thế? Theo lời giải thích của một vài chuyên gia, chính sự nhiễu loạn khí quyển tạo ra bởi tên lửa khi tiếp cận tầng bình lưu là nguyên nhân chính cho hiện tượng trên.

Ở độ cao lớn như vậy kết hợp với độ cong của bề mặt Trái Đất, ánh sáng mặt trời từ dưới đường chân trời sẽ chiếu lên một phần và phản xạ lại, tạo ra ánh sáng rực rỡ.

Đây cũng là cơ chế hình thành tương tự của những đường cực quang ở các vùng cực hay xuất hiện ngay trước rạng đông hay sau hoàng hôn, chỉ khác là chúng được xúc tác từ các đám mây của tầng bình lưu chứ không phải tên lửa của SpaceX.

Khá nhiều cư dân mạng đã chia sẻ hình ảnh chụp vội từ vị trí của chính mình khi sự kiện này diễn ra.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại