F-35 "không có cửa" chiến thắng Su-35 Nga: Mỹ đang giấu kín điều gì?

Bảo Lam |

Với Radar Irbis-E của máy bay Su-35S, F-35 Mỹ không quá khó phát hiện, và trong tương lai gần, tất cả các "quân bài" của dòng tiêm kích tàng hình thế hệ 5 này đều sẽ bị lật tẩy.

F-35 và những chiêu trò PR quá lố

Lockheed Martin và các phi công thử nghiệm của Tập đoàn này có vẻ như đã triển khai mọi cách thức tiếp thị và chiến dịch PR để quảng bá cho dòng máy bay tiêm kích thế hệ 5 F-35A trên thị trường vũ khí châu Âu, Trung Đông và châu Á.

Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên bởi những đứa con của chương trình đầy tham vọng "Joint Strike Fighter" (JSF) trị giá khoảng 1,3 tỷ đôla, với giá thành từ 80-90 triệu đôla/chiếc vốn gây khá nhiều tranh cãi sau các bài kiểm tra hệ thống điều khiển vũ khí, phần mềm và nhiều tổ hợp thiết bị điện tử.

Hàng loạt những khiếm khuyết của F-35A đã được nêu trong bản danh sách khá ấn tượng (966 vấn đề) - những loại bệnh "trẻ em" thường gặp phải đối với các khí tài quân sự đang trong quá trình thử nghiệm.

Một trong những căn bệnh kiểu này đó là phần mềm hệ thống điều khiển vũ khí còn nhiều lỗi trong quá trình xử lý dữ liệu chỉ dẫn mục tiêu tiếp nhận từ radar AN/APG-81 vào hệ thống dẫn hướng quán tính của tên lửa AIM-120C-7/8, khiến cho phi công F-35A không thể cùng một lúc đánh chặn vài mục tiêu trên không vì những dữ liệu điều chỉnh vô tuyến điện không chính xác.

Ngoài ra, còn có cả những lỗ hổng phần mềm trong hệ thống điều khiển hỏa lực và nhất là đối với chế độ tấn công không đối đất.

Cụ thể, phi công F-35 không có khả năng quan sát qua màn hình hiển thị các tọa độ cuối cùng của mục tiêu được ghi vào hệ thống dẫn tìm mục tiêu của các loại bom điều chỉnh, dẫn tới cuộc tấn công được thực hiện thiếu chính xác trong bối cảnh tác chiến phức tạp.

Những căn bệnh "trẻ em" nêu trên, cũng như 964 vấn đề còn lại của dòng F-35A/B/C được ghi nhận trong báo cáo của Kiểm toán Nhà nước Mỹ (GAO) và Văn phòng Chương trình JSF không phải là mối đe dọa to lớn đối với tiềm năng xuất khẩu bởi chúng có thể được xử lý trong một vài công đoạn nâng cấp phần mềm và các khách hàng hiểu rất rõ điều này.

Vấn đề thứ hai, đó là những khiếm khuyết thiết kế "bẩm sinh" của Lightning thường xuyên đẩy chúng vào tình huống hết sức khó xử trong các trận huấn luyện không chiến với những máy bay đa năng của Không quân Mỹ và Không quân các nước NATO thuộc thế hệ 4+/++.

Ở đây không chỉ nâng cấp gói các chương trình là đủ và do đó giới chuyên gia PR hàng đầu của JSF đã được tung vào cuộc chơi này – đó là phi công thử nghiệm Billy Flynn và chỉ huy lữ đoàn tiêm kích số 56 và giám đốc phòng hội nhập của F-35, tướng Scott Pleus.

Khéo léo che đậy bằng danh tiếng của các phi công hàng đầu trong lực lượng Không quân Mỹ, họ cố gắng "biến cái không thật thành có thật" để giữ khả năng cạnh tranh cao của F-35A.

Mùa thu năm 2016, tướng Scott Pleus cho biết rằng, các phi công điều khiển F-35A có thể cảm nhận được "những khả năng cơ động lên tận mây xanh của các máy bay này trong những trận cận chiến trên không với các máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 và tiếp theo".

Viên tướng này cũng chỉ ra rằng, F-35 có ưu thế hoàn toàn trước đối thủ trong trận không chiến tầm xa. Nhưng thực tế lại cho thấy điều trái ngược.

Ngay từ mùa Hè năm 2015, phóng viên người Mỹ David Ex, căn cứ vào báo cáo của một phi công giấu tên từng lái máy bay thử nghiệm F-35A với số hiệu AF-2, tham gia trận cận chiến với chiếc tiêm kích đa năng 2 chỗ ngồi F-16D Block 40, đã chia sẻ về vận tốc góc quay chậm hơn nhiều của Lightning trong suốt dải độ cao khi thực hiện miếng đòn "Dogfighting" (3-9 km), khiến cho Falcon chiếm được ưu thế và luôn bám đuôi F-35A trong suốt trận không chiến này.

Điều đáng nói nhất ở đây là, theo thiếu tướng KQ Mỹ Jeffrey Harigan, AF-2 đã không được phủ các vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến với trọng lượng gần 200 kg, không được trang bị các tên lửa không đối không AIM-120C-7 và AIM-9X ở khoang chứa bên trong, cũng như không được trang bị tổ hợp khẩu độ phân phối quang-điện AN/AAQ-37 DAS, 6 bộ cảm biến hồng ngoại để phát hiện và theo dõi các mục tiêu phát nhiệt.

Một kết luận thống nhất được đưa ra: AF-2 xung trận với Falcon trong trạng thái hoàn toàn "nhẹ nhõm", với trọng lượng cất cánh khoảng 17.000 kg (trọng lượng rỗng 12.800 kg + 4.200 kg nhiên liệu), giúp cho cỗ máy này có tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng tương xứng ở mức 1,15 kgs/kg và các tính năng kỹ thuật-bay lượn tuyệt vời.

Hơn nữa, con át chủ bài của F-35A là hệ thống kiểm soát bay được máy tính hóa công suất cao giúp chiếc tiêm kích thực hiện được các động tác bay lượn với góc tấn công hơn 60 độ. Nhưng cả điều này cũng không cứu được Lightning khỏi thất bại bẽ bàng.

Vấn đề ở chỗ, đối đầu với nó là chiếc F-16D 2 chỗ ngồi Night Falcon Block 40 đã được "vỗ béo", trang bị động cơ phản lực hai cánh General Electric F-110-GE-100 với lực đẩy 12.993 kgs.

Với việc giảm 40% nhiên liệu tại các bình chứa bên trong khi cất cánh và bay đến nơi diễn ra trận đánh tập với F-35A, cũng như không mang theo tên lửa treo ở giá bên ngoài, trọng lượng của F-16D Block 40 ước vào khoảng 10.500 kg, giúp nó có được tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng khá lớn (1,27 kgs/kg).

Hơn nữa, vào thời điểm diễn ra không chiến, tải trọng bình quân lên cánh của F-35A đạt 400kg/m2, trong khi chiếc F-16D với trọng lượng nhẹ hơn khoảng 1,66 lần, có thể tự hào với tải trọng lên cánh ở mức 365kg/m2, và đó là một bằng chứng có sức nặng hơn cả nghiêng về phía Falcon.

Thêm một khiếm khuyết thiết kế nghiêm trọng của dòng F-35A đó là thiếu các dòng khí động học tiên tiến của phần gốc của cánh (như của MiG-29/35, Su-30SM, F-16C/D và F/A-18E/F Super Hornet), làm giảm đi đáng kể vận tốc góc quay của cỗ máy này vì thiếu hệ số lực nâng cần thiết trước tiêu điểm khí động học.

Về năng lượng vận động của F-35A (kể cả khi chỉ có một nửa nhiên liệu và 2 quả AIM-9X Block II/III ở các khoang chứa vũ khí bên trong) không thể so được với cả MiG-29S/CMT, Mirage 2000-5/9, F-16C/D và Typhoon lẫn Raptor và Su-30SM, mà động cơ của hai loại máy bay cuối còn được trang thêm cả hệ thống đối hướng vector lực đẩy.

F-35 không có cửa chiến thắng Su-35 Nga: Mỹ đang giấu kín điều gì? - Ảnh 1.

Tiêm kích F-35 của Không quân Mỹ. Ảnh: ABC News

F-35 Mỹ "không có cửa" trước Su-35 Nga?

Trong trận không chiến Lightning chỉ có thể nghênh tiếp địch ở trình độ MiG-29S bình thường nhờ những góc quét rộng của hệ thống điều phối đầu tự dẫn tìm mục tiêu bằng hồng ngoại của tên lửa AIM-9X Block II/III, hệ thống phản lực khí đổi hướng vector của các tên lửa này, cũng như cung cấp luồng thông tin cho các phi công bằng hệ thống chỉ dẫn mục tiêu tích hợp trong mũ phi công loại HMDS.

Tuy nhiên, Nga cũng sở hữu câu trả lời xứng tầm dưới dạng hệ thống chỉ dẫn mục tiêu tích hợp vào mũ phi công NCTZ-T do Phòng Thiết kế Elektroautomat (Saint-Peterburg, Nga) chế tạo và các tên lửa cận chiến siêu cơ động R-73 RMD-2 và RVV-MD hoạt động theo chỉ dẫn mục tiêu của NCTZ-T, có khả năng không kích các mục tiêu trên không của đối phương, kể cả ở phía sau lưng nhờ việc sử dụng hệ thống đổi hướng vector hoàn thiện hơn.

Từ những yếu tố nêu trên, có thể đưa ra kết luận rằng, tướng Scott Pleus và phi công thử nghiệm Billy Flynn đã cố tình "thổi phồng" một cách thiếu cơ sở các tính năng của F-35A.

Su-35S của Nga (với 70% nhiên liệu trong các bình chứa bên trong và 6 quả tên lửa không đối không RVV-SD ở trên các giá treo) có tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng là 1 kgs/kg, cũng như hệ thống đổi hướng vector lực đẩy đa chiều cộng với thiết kế khí động học sẽ không cho Lightning bất cứ một cơ hội nào.

F-35 không có cửa chiến thắng Su-35 Nga: Mỹ đang giấu kín điều gì? - Ảnh 2.

Mỹ đã quyết định dừng bay tất cả F-35. Ảnh: BBC

Tướng Pleus và phi công Flynn lại quyết định tiếp tục "truyền thống" nhiều năm của các phương tiện truyền thông phương Tây và một lần nữa tập trung vào "những chỉ số đặc biệt" của vùng tán xạ của F-35A, mà nhờ đó chiếc máy bay này chiếm được ưu thế trên không.

Chỉ có điều, hãy nhớ chuyến bay thú vị cách Beirut khoảng 30km của các máy bay F-35I Adir của Không quân Isarel được trang bị thiết bị phản xạ radar "Luneberg lens" nhằm ẩn tín hiệu radar trước các hệ thống radar phát hiện kết nối với tổ hợp phòng không S-300V4 của Nga ở Tartus (Syria), cũng như chuyến bay tuần tra bất ngờ của chiếc máy bay cảnh báo sớm A-50U.

Beirut cách những khu vực này khoảng 160-250 km, từ đó cho thấy giới quân sự Israel tự biết rằng vùng tán xạ hiệu quả của những máy bay Lightning không nhỏ như thế và nó hoàn toàn có thể bị phát hiện ở khoảng cách lên tới vài trăm km.

Đối với hệ thống radar "Irbis-E" của máy bay tiêm kích Su-35S, những vật thể kiểu này không khó để phát hiện, và trong tương lai gần tất cả các quân bài sẽ bị lật tẩy, điều sẽ khiến cho các khách hàng của F-35 không hề vui chút nào.

F-35B hạ cánh thẳng đứng trên tàu USS WASP

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại